Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới cây Hoàn ngọc.
Bạn đang xem: Tác dụng của cây hoàn ngọc
1.Tên gọi
Cây hoàn ngọc còn gọi là cây xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, trạc mã, cây mặt quỷ,…thuộc họ Ô rô.
2. Mô tả cây
Đặc điểm hình thái bên ngoài
Hoàn ngọc là giống cây bụi , sống nhiều năm, cao 1-2m, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh. Lá hình mũi mác, mọc đối, dài 12-17 cm, rộng 3-3,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên.


Năm 1987, PGS.TSKH Trần Công Khánh đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).Hoàn ngọc âm còn có tên khác là cây xuân hoa.
Bộ phận dùng làm thuốc
Với cây hoàn ngọc, người ta lấy lá và rễ làm dược liệu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Để nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc, các nhà khoa học đã xác định trong cây hoàn ngọc có chứa các thành phần sau: sterol, flavonoid, đường khử, carotenonl, acid hữu cơ, saponin. Bảy chất đã được phân lập, trong đó có phytol, beta- sitosterol, hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol. Lá chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g ( lá tươi), N toàn phần 4.9% (chất khô), protein toàn phần 30,08% (chất khô),…
3. Tác dụng dược lý của cây hoàn ngọc
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm:
đã nghiên cứu cao đặc chiết xuất bằng methanol từ cây xuân hoa và đưa ra một số kết quả
– Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao trên E.Coli là 200 mcg/ml, chưa thấy có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa
– MIC của cây xuân hoa trên Bacillus Subtilis và Staphy lococus aureus là 200 mcg/ml.
– Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy lá xuân hoa và cao toàn phần chiết xuất từ lá có tác dụng kháng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Psseudomonas aeruginosa), vi khuẩn gram dương (Bacillus subtilis, Staphyllococcus aureus, Streptococcus pyogenes), nấm men (Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae) và nấm mốc (Aspergillus niger, Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solani).
Hoạt tính thủy phân protein (proteinase)
dịch chiết lá có tác dụng thủy phân protein khá, mạnh nhất ở pH 7,5 và nhiệt độ 70 độ C.enzym bền khi phơi, lá phơi khô 60 độ C hoạt tính còn 30%. Dịch chiết proteinase bảo quản ở 4 độ C, hoạt tính giảm ít.tinh chế proteinase giúp hoạt tính tăng lên 5 lần.
Tác dụng ức chế MAO:
Lá cây xuân hoa chiết rồi cô đặc thành cao, nồng độ 6mg/ml có tác dụng ức chế 69,9 %, nguồn MAO lấy từ mitochondri của chuột cống trắng và có chất dùng là kynuramin.
Tác dụng bảo vệ gan
Tác dụng bảo vệ gan đã được chứng minh trên các thí nghiệm với chuột nhắt trắng.
4. Tính vị, quy kinh
Xuân Hoa có vị đắng ngọt. Lá già như có bột, lá non nhớt. Lá không có mùi vị. Vỏ và rễ của cây có vị đắng ngọt như lá già. Lá có tác dụng kích thích thần kinh khi ăn sống, có cảm giác say nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn khi ăn nhiều.
5. Công dụng
Chữa rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, trĩ nội: mỗi lần 7 lá, ngày 2 lần, dùng trong 3-5 ngày.Chết vết thương ngã tụ máu, lở loét, làm tan mụn lồi: lấy lá giã nát đắp vào nơi cần chữa trị.Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, u xơ, huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng… (Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) phối hợp với Đại học Cần Thơ , 2001)Hỗ trợ ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của khối u ác tính (Theo nghiên cứu của Viện Hóa học công bố trên Tạp chí Y tế Thế giới của Đức Planta Medica,2011)Ngoài dùng lá cây xuân hoa để trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, viêm đại tràng mãn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da… Nó cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc (tiêu chảy ở lợn, chó), gia cầm (gà, vịt), làm tăng hồng cầu, tăng hàm lượng hemoglobin và tăng trọng của lợn con sau cai sữa và giảm tỷ lệ lớn còi cọc.Trần Nhân Phan
Cây Hoàn ngọc hay còn được gọi là cây Xuân hoa, cây Nhật nguyện, cây Con khỉ, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) với danh pháp khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk. Trong y học, cây Hoàn ngọc có công dung chữa đau bụng, ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá (cả cây). Ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa đòn ngã tổn thương.
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Hoàn ngọc sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Hoàn ngọc cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính
Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Xuân hoa, Hoàn ngọcTên khoa học:Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. ex Lindau, 1883Họ: Acanthaceae (Ô rô)Công dụng: Đau bụng, ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá (cả cây). Ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa đòn ngã tổn thương.Mô tả cây Hoàn ngọc
Chiều cao cây từ 1 – 2m, thân màu xanh lục và phát triển phân nhánh thành nhiều cành, khi già sẽ hóa gỗ và có màu nâu;Lá cây mọc đối có dạng hình mũi, chiều dài lá khoảng từ 12 – 17cm, cuống lá có chiều dài khoảng từ 1,5 – 2,5cm. Đầu lá nhọn, mép nguyên và phần gốc lá thuôn;Hoa cây màu trắng pha tím, mọc thành cụm và thường mọc ở đầu cành, hoa thuộc loại lưỡng tính có 5 đài tách rời nhau. Thông thường 5 cánh hoa chia thành 2 môi, môi trên 3 thùy và môi dưới 2 thùy, giữa các thùy có một chút chấm tím. Hoa có 4 nhị, trong đó có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn và bao phấn có màu tím;Quả cây thuộc loại quả nang có chứa 4 hạt.Xem thêm: Sạc Dự Phòng Xiaomi 20000Mah Gen 3 Bản Sạc Nhanh 2, Sạc Dự Phòng 20000Mah Xiaomi Gen 3 18W

Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Chi Pseuderanthemum Radlk chưa xác định chính xác hiện nay có bao nhiêu loài ở Việt Nam. Theo Raymond Bemost, 1939 có 7 loài: Phạm Hoàng Hộ 1993 có 9 loài; Nguyễn Tiến Bản, 1997 có 10 loài. Song tất cả đều ghi nhận Hoàn ngọc là một cây mọc tự nhiên ở vùng núi, vài năm gần đây được trồng rải rác trong nhân dân.
Hoàn ngọc thuộc loại cây ưu ẩm, ưu sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là khi còn nhỏ. Cây trồng sinh trưởng mạnh mẽ trong mua xuân – hè, mùa đông có hiện tượng nửa rụng lá. Hoàn ngọc trồng nên 1 năm tuổi mới có hoa, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, có khả năng tái sinh cây chồi khoa sau khi bị chặt. Ngoài ra, cánh cắm cành, giâm cành đêu có thể tái sinh thành cây mới.
Thu hoạch: Dược liệu được thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa.
Chế biến: Dược liệu đem rửa sạch, để ráo nước và có thể dùng tươi hoặc phơi khô dưới bóng râm.
Bộ phận sử dụng của Hoàn ngọc
Lá và rễ cây là các bộ phận được sử dụng làm thuốc

Thành phần hóa học
Cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ.Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70o
C
Tác dụng của cây Hoàn ngọc
Theo y học cổ truyền
Vỏ và rễ hoàn ngọc có vị đắng, lá cây không thay đổi tính vị khi về già. Dược liệu này có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể và giúp điều trị một số bệnh lý thường gặp như sốt cao, cảm cúm, tiêu chảy, tiểu ra máu, lỵ, tả, sẹo lồi, mụn lồi... Bên cạnh đó, công dụng của cây hoàn ngọc còn giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.
Theo y học hiện đại
Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn: Lá cây hoàn ngọc và cao chiết xuất từ lá cây hoàn ngọc có công dụng tiêu diệt, ức chế sự phát triển của một số loại vi nấm, vi khuẩn
Tác dụng ức chế enzym MAO: Cao chiết xuất từ lá hoàn ngọc ở nồng độ 6mg/ml có công dụng ức chế 69,9% enzym MAO;
Tác dụng thủy phân protein (proteinase): Dịch chiết từ lá hoàn ngọc có tác dụng thủy phân lượng protein từ trung bình đến mạnh nhất ở p
H 7,5 và nhiệt độ 70o
C. Khi phơi khô, lá cây còn 30% enzym bền vững. Hoạt tính này giảm đi khi dịch chiết proteinase được bảo quản ở nhiệt độ 4o
C và tăng lên 5 lần khi tinh chế proteinase.
Tác dụng ổn định huyết áp, bảo vệ gan và điều trị một số bệnh lý gồm: Viêm loét tá tràng, bệnh lý về đường ruột, viêm loét dạ dày, viêm thận, các bệnh về gan và viêm đường tiết niệu...
Liều lượng và cách dùng cây Hoàn ngọc
Dùng trong: lá, thân phơi khô, sắc với nước uống. Liều 10 – 12 g/ngày đối với người lớn.Dùng ngoài: lá tươi, giã nát, đắp lên vết thương, băng lại. Liều 10 – 30 gBài thuốc chữa bệnh từ cây Hoàn ngọc
1. Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.
2. Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.
3. Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.
4. Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.
5. Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.
6. Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.
7. Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.
8. Ðái dắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc dã nát uống nước đặc.
Lưu ý khi sử dụng cây Hoàn ngọc
Khi dùng lá cây Hoàn ngọc để nhai cần nhai thật chậm và nhai kỹ. Bởi điều này sẽ giúp tuyến nước bọt phát huy được hết công dụng của dược liệu
Bảo quản cây Hoàn Ngọc
Bảo quản ở môi trường khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ câyHoàn ngọc. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này đồng thời có cách sử dụng Hoàn ngọc hiệu quả và an toàn nhất cho sức khỏe