Tới Tháng Nên Ăn Gì Uống Gì Và Không Nên Ăn Gì? Ghi Nhớ Những Thực Phẩm Sau

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh được chứng minh giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh cũng như các triệu chứng khó chịu khác trong thời gian hành kinh. Hướng dẫn đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng ăn gì trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Tới tháng nên ăn gì uống gì

*


Thực phẩm có làm giảm cơn đau bụng kinh không?

Đau bụng kinh là hiện tượng tử cung co thắt để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Khi thành tử cung co bóp, mạch máu bị chèn ép không cung cấp đủ máu đến tử cung, dẫn đến tình trạng đau ở vùng bụng dưới, đau lưng hoặc đùi. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh trong khoảng 1-2 ngày đầu hành kinh mỗi tháng. Mức độ đau khác nhau tùy cơ địa mỗi người, có thể đau âm ỉ, dai dẳng đến đau dữ dội.

Một số trường hợp đau bụng kinh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và công việc thường ngày khiến chị em lo lắng tìm giải pháp cải thiện. Nhiều chị em thắc mắc liệu có thực phẩm giảm đau bụng kinh nào hiệu quả không?

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, thực tế không có loại thực phẩm nào được chứng minh có tác dụng làm chấm dứt hoàn toàn cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp làm giảm sự khó chịu của đau bụng kinh và các triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh nên ăn gì?

Với câu hỏi đau bụng kinh nên ăn gì để giảm thiểu cơn đau, chị em có thể tham khảo 7 gợi ý dưới đây: (1)

1. Uống nhiều nước

Các chuyên gia luôn khuyến cáo chị em uống nhiều nước, đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Một nghiên cứu trên 140 phụ nữ cho kết quả, nhóm một nửa phụ nữ uống nhiều nước cảm thấy ít đau hơn và không cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh so với nhóm còn lại.

Vì thế, chị em nên tăng lượng nước uống vào, nên uống một ly nước ngay khi thức dậy. Nếu gặp khó khăn trong việc uống nước, chị em có thể thay thế bằng những loại thực phẩm chứa nhiều nước như dưa chuột, dưa hấu, cần tây, rau diếp cá… (2)

Uống nhiều nước là một trong những cách giúp chị em giảm triệu chứng đau bụng kinh

2. Trà thảo mộc

Nghiên cứu cho thấy, một số loại trà thảo mộc nóng như trà gừng, bạc hà, mùi tây, húng quế, thì là… hoặc nước chanh ấm có thể giúp tăng lưu thông máu và giãn cơ bắp, nhờ đó giảm cơn đau bụng kinh ở phụ nữ.


*

3. Trái cây

Vào những ngày hành kinh chị em có xu hướng thèm ngọt hơn, đó là dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang thiếu đường. Trong trái cây chứa hàm lượng đường tự nhiên cao sẽ giúp cải thiện được tình trạng này, cũng như bổ sung các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Chị em nên ăn nhiều chuối, dứa, kiwi… bởi trong những loại trái cây này chứa nhiều vitamin B6 và kali là chất giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả.

4. Hải sản

Cá hồi, hàu… là những loại hải sản chứa hàm lượng vitamin D và omega-3 rất cao. Đây là những dưỡng chất giúp giảm cơn co bóp tử cung, nhờ đó giúp giảm cơn đau bụng kinh khi đến tháng. Bên cạnh đó, ăn nhiều cá sẽ giúp bổ sung sắt cho cơ thể, từ đó kiểm soát được sự thiếu hụt sắt do mất máu trong kỳ kinh. (3)

Cá hồi chứa nhiều vitamin D và omega-3 giúp làm giảm cơn co thắt tử cung, nhờ đó giảm cơn đau bụng kinh

5. Các loại đậu

Bổ sung các loại đậu trong những ngày hành kinh sẽ giúp bổ sung sắt và magie, bù lại lượng máu thiếu hụt trong kỳ kinh. Ngoài ra, trong đậu chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra các cơn đau bụng chồng lên cơn đau bụng kinh.

6. Trứng

Trong trứng chứa rất nhiều protein làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Hàm lượng vitamin B6, vitamin E và vitamin D có trong trứng cũng giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này.

7. Socola đen

Nghiên cứu cho thấy trong socola đen chứa ít nhất 70% cacao, chất chống oxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, kẽm, magie và kali. Vì thế, chị em nên bổ sung thêm socola đen để giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong cơ thể, tăng tái sản xuất máu bù lại sự mất máu trong kỳ kinh nguyệt.

Chị em nên bổ sung thêm socola đen vào bữa ăn hàng ngày để tăng sản xuất máu bù lại lượng máu mất đi trong kỳ kinh

Đau bụng kinh không nên ăn gì?

Bên cạnh tìm hiểu đau bụng kinh nên ăn gì, chị em cũng cần biết đau bụng kinh không nên ăn gì. Mặc dù mọi loại thực phẩm đều có thể bổ sung ở mức độ vừa phải, tuy nhiên có một số thực phẩm có thể khiến triệu chứng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, chị em cần tránh bổ sung những nhóm thực phẩm sau trong thời gian hành kinh, bao gồm: (4)

1. Thức ăn cay và mặn

Thức ăn cay có thể làm dạ dày khó chịu, khiến chị em bị đau dạ dày, tiêu chảy và thậm chí là buồn nôn, tốt nhất nên tránh trong kỳ kinh nguyệt. Thức ăn mặn sẽ gây giữ nước vì thế có thể gây đầy hơi, khiến triệu chứng đau bụng kinh nặng nề hơn. Vì thế chị em nên giảm lượng muối nêm nếm trong thức ăn và tránh ăn những thức ăn sẵn chứa nhiều natri.

2. Thức ăn quá ngọt

Có thể bổ sung lượng đường ở mức vừa phải, tuyệt đối không ăn quá nhiều khiến năng lượng tăng vọt có thể làm tâm trạng xấu đi. Nếu cảm thấy tâm trạng thất thường, chán nản hoặc quá lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể để điều chỉnh lại tâm trạng.

3. Thức ăn nhiều chất béo

Cần tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên, các thức ăn chế biến nhanh hoặc uống nước ngọt có gas bởi có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, điều này có thể khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

4. Rượu, bia và caffeine

Chị em không nên uống bia rượu trong những ngày hành kinh bởi bia rượu có thể làm cơ thể mất nước, làm trầm trọng hơn các triệu chứng khó chịu như đau đầu, đầy hơi, đau bụng kinh… Caffeine cũng có gây giữ nước và đầy hơi, làm trầm trọng thêm cơn đau đầu.

Ngoài ra, rượu bia và caffeine còn có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy. Nếu có xu hướng bị vấn đề tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên tránh sử dụng các chất kích thích, thay vào đó nên uống nhiều nước.

Tránh sử dụng rượu bia, caffeine và các chất kích thích bởi có thể làm nặng hơn các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

5. Thịt đỏ

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra chất prostaglandin giúp tử cung co bóp để hình thành chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, nếu lượng prostaglandin cao có thể gây đau bụng kinh. Trong thịt đỏ chứa nhiều chất prostaglandin, vì thế chị em nên tránh bổ sung thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu… trong khoảng thời gian này.

Những cách cải thiện triệu chứng khó chịu trong những ngày hành kinh

Chế độ ăn uống không phải là cách duy nhất giúp giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh. Ngoài việc tìm hiểu đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì, chị em có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Chườm nóng: sử dụng khăn bông mềm nhúng nước ấm, chai nước ấm hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới và lưng. Tắm nước ấm: giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, các cơ được thả lỏng sẽ giúp cơn đau bụng kinh nhanh chóng biến mất. Massage: xoa bóp nhẹ nhàng quanh vùng bụng dưới cũng là cách giúp máu lưu thông và dễ dàng tống xuất ra ngoài. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian hành kinh. Không làm việc quá sức, không vận động mạnh và tránh thức khuya trong những ngày này. Không mặc quần áo bó sát, nên mặc quần áo rộng để vùng nhạy cảm được thoáng khí, không bị ra mồ hôi cũng như tránh được tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tích cực cũng là cách vượt qua cơn đau bụng kinh nhẹ nhàng hơn.

Trường hợp đau bụng kinh nào cần thăm khám ngay?

Đau bụng kinh là triệu chứng bình thường trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vì thế, nếu chị em bị đau bụng kinh quá sớm trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, cơn đau bụng kinh kéo dài dai dẳng với mức độ đau tăng dần, áp dụng nhiều biện pháp nhưng không cải thiện… tốt nhất chị em nên thăm khám ngay để được kiểm tra tìm nguyên nhân, phát hiện sớm bệnh lý để can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Th
S.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng chị em để đưa ra giải pháp giảm đau bụng kinh tốt nhất Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm bệnh lý gây đau bụng kinh dai dẳng, bảo vệ sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Để đặt lịch thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của phụ nữ. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái đẹp


*

Phụ nữ đến tháng ăn gì cho nhanh hết?


Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục. Chính vì sự thay đổi hormone này mà mỗi khi “đến tháng”, nhiều chị em gặp phải những triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi. Có người lại bị ra kinh kéo dài hoặc không đúng ngày…

Để giảm những triệu chứng khó chịu này và giúp cho kỳ kinh nguyệt nhanh hết, việc điều chỉnh thực đơn đóng một vai trò không nhỏ. Vậy đến tháng nên ăn gì cho nhanh hết và cảm thấy dễ chịu nhất? Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé.

Nên ăn gì khi đến tháng?

Con gái đến tháng nên ăn gì cho bổ dưỡng?

Vào thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cũng như tinh thần của bạn trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Lúc này bạn cần phải nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn để giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Nên ăn gì khi đến tháng? Hãy bổ sung những chất dinh dưỡng sau đây để cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

1. Bổ sung nước
*

Bổ sung nước, tối thiểu 2 lít/ngày, sẽ giúp bạn giảm bớt chứng đầy hơi, co bóp cơ do chu kỳ kinh nguyệt gây ra. Nếu bạn không thích uống nước, hãy thử ăn các loại thực phẩm chứa nước như rau diếp, cần tây, dưa chuột, dưa hấu hoặc các loại quả mọng.

2. Khi đến tháng nên ăn gì? Bổ sung vitamin
*

Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B6, C, D và E, hoạt động cùng nhau để chống lại các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy bạn nên ăn nhiều trái cây giàu nước như dưa hấu và dưa chuột, các loại quả mọng. Chúng vừa cung cấp nước vừa cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, trứng cùng các loại cá thịt cũng cung cấp vitamin và chứa nhiều protein, một chất bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể.

3. Bổ sung sắt
*

Trong kỳ “đèn đỏ”, nồng độ sắt trong cơ thể bạn thường bị giảm, đặc biệt là nếu kinh nguyệt ra nhiều. Điều này có thể dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ thể.

Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung chất sắt từ các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh… Đồng thời, bạn cũng nên ăn các loại hải sản như trai, sò… Gan, chocolate đen, các loại đậu… cũng giúp bổ sung đầy đủ sắt và nhiều dinh dưỡng khác cho cơ thể.

4. Bổ sung canxi
*

Ảnh: Healthy food guide


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi không chỉ giúp giảm chứng chuột rút, mà còn làm giảm các triệu chứng khác như ủ rũ và mệt mỏi.

Vì vậy, khi “đến tháng”, bạn nên bổ sung thêm canxi bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua. Nếu bạn không dung nạp lactose hoặc không thích sữa, thì các nguồn canxi từ rau thì là hay các loại rau lá xanh đậm cũng rất hữu ích.

5. Bổ sung protein
*

Ăn các thực phẩm giàu protein như thịt gà, các loại đậu, yến mạch… sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng quát. Đặc biệt, nếu chị em đang trong thời kỳ giảm cân, protein sẽ giúp no lâu và làm giảm cảm giác thèm ăn.

6. Phụ nữ đến tháng nên ăn uống gì? Bổ sung omega-3
*

Dầu hạt lanh


Omega-3 giúp làm giảm cường độ của cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Đồng thời, dưỡng chất này còn làm giảm chứng trầm cảm, tâm trạng thất thường xung quanh kỳ kinh nguyệt.

Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá chích, hạt chia, quả óc chó, đậu nành, dầu hạt lanh…

7. Bổ sung magiê
*

Magiê là một khoáng chất cực kỳ quan trọng, liên quan đến hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Trong đó, magiê làm giảm nhẹ các triệu chứng của thời kỳ đèn đỏ.

Bạn có thể dễ dàng bổ sung lượng magiê bằng cách ăn thực phẩm giàu magiê như chocolate đen, bơ, các loại hạt…

Đau bụng đến tháng nên ăn gì?

Đến tháng nên ăn gì cho nhanh hết? Trong suốt kỳ kinh nguyệt, các cơ của tử cung co thắt nhiều, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu. Một số loại thực phẩm vừa hỗ trợ giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu và giúp kỳ kinh nguyệt của bạn trôi qua nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn.

1. Con gái đến tháng nên ăn uống gì? Uống trà gừng
*

Gừng có thể làm dịu dạ dày khi bạn cảm thấy buồn nôn. Nó cũng tốt cho việc kiểm soát khí giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu và làm dịu các cơ bị đau nhức trong ngày “đèn đỏ”. Vì vậy, bạn có thể uống một ly trà gừng nóng khi cảm thấy khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Giải Mã 5 Bí Ẩn Thú Vị Trong Bức Tranh Của Van Gogh, Danh Họa Van Gogh Và Những Tuyệt Tác Nghệ Thuật

2. Uống trà hoa cúc
*

Ảnh: Prevention


Trà hoa cúc có chứa các hợp chất chống viêm và chống co thắt làm giảm các cơn co thắt do đau bụng kinh. Nó cũng có thể giúp bạn cảm thấy thư thái, giúp cân bằng cảm xúc trong thời kỳ đèn đỏ.

3. Đến tháng nên ăn gì cho đỡ đau? Nghệ
*

Nhờ có hoạt chất curcumin, nghệ là loại gia vị chống viêm hiệu quả. Vì vậy, nghệ giúp các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra nhẹ hơn rất nhiều.

Bạn có thể thêm nghệ vào các món ăn như nghệ nấu cá, thịt. Hoặc bạn cũng có thể uống một ít bột nghệ/nghệ tươi pha nước ấm và mật ong vào mỗi buổi sáng.

4. Cá hồi
*

Cá hồi và các loại cá nước lạnh khác rất giàu axit béo (omega-3). Omega-3 giúp giảm viêm, giảm đau nói chung, bao gồm cả đau bụng kinh. Bên cạnh đó, cá hồi còn là nguồn protein lành mạnh, vitamin D và B6.

Vitamin D giúp bạn hấp thụ canxi, một chất dinh dưỡng khác có thể giúp kiểm soát cơn đau bụng kinh. Còn vitamin B6 giúp giảm bớt tình trạng căng tức và khó chịu ở ngực trong thời kỳ “đèn đỏ”.

5. Trứng

Trong trứng có chứa nhiều vitamin B6, D, E và đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng trong kỳ kinh.

6. Phụ nữ đến tháng nên ăn gì? Bạn nên ăn chuối, dứa và kiwi
*

Chuối chứa vitamin B6 và một lượng kali lành mạnh, có thể giúp giảm các triệu chứng đầy hơi và chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

Còn dứa (thơm/khóm) chứa bromelain, một loại enzyme chống lại chứng viêm, từ đó hạn chế các cơn đau. Trong khi đó, kiwi là loại trái cây giúp bạn giảm đau rất nhiều. Kiwi cũng giàu enzyme actinidin, có thể giúp bạn tiêu hóa protein dễ dàng hơn.

Ngoài các loại thực phẩm trên, bạn có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ nếu quá đau. Bên cạnh đó, chườm nóng vùng bụng dưới hoặc massage với tinh dầu bạc hà hay tinh dầu hoa oải hương cũng có thể giảm đau hiệu quả.

7. Sô cô la đen
*

Sô cô la đen rất giàu sắt và magiê. Một thanh 100g sô cô la đen chứa 67% lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày (RDI) và 58% RDI cho magiê.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy magiê làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ đến tháng nên ăn gì cho nhanh hết?

Sự dao động của nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian kinh nguyệt kéo dài. Chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn muốn kết thúc kỳ kinh nguyệt nhanh hơn một cách tự nhiên.

Hoặc đôi khi, bạn chuẩn bị có một chuyến du lịch nhưng lại rơi vào đúng thời kỳ “đèn đỏ”. Bạn không muốn điều này ảnh hưởng đến chuyến đi của mình và muốn kết thúc quá trình kinh nguyệt nhanh hơn. Những lúc như vậy, bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm sau để điều chỉnh kỳ kinh nguyệt của mình.

1. Cần tây
*

Trong cần tây có chứa chất apiol – một loại chất có tác dụng kích thích tử cung co thắt, từ đó lượng kinh nguyệt đẩy ra ngoài sẽ nhiều hơn. Nhờ đó, ngày “đèn đỏ” của bạn kết thúc nhanh hơn.

2. Mùi tây

Rau mùi tây giàu vitamin A, K và C, giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Nó cũng làm sinh nhiệt, mở rộng tử cung đẩy máu ra ngoài dễ dàng hơn.

3. Uống nước dừa tươi
*

Nước dừa tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cụ thể là omega-3, omega-6, vitamin A, E cùng một số chất chống lão hóa. Đặc biệt, nước dừa còn giúp thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, tăng lưu lượng máu thoát ra. Từ đó, giúp kỳ “đèn đỏ” của bạn kết thúc sớm hơn.

4. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C cũng giúp đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái. Bạn có thể bổ sung vitamin C trong các loại rau củ và trái cây như ổi, cam, chanh, táo, bông cải xanh…

5. Đến tháng nên ăn gì cho nhanh hết? Ăn đu đủ
*

Theo nghiên cứu, thành phần enzyme papain có trong đu đủ sẽ giúp tăng cường co bóp tử cung, thúc đẩy kinh nguyệt ra nhanh hơn, từ đó rút ngắn số ngày “đèn đỏ” của bạn.

Hơn nữa đu đủ còn có công dụng làm dịu bớt các cơn đau mỗi khi đến kỳ kinh. Cùng xem 8 cách làm sinh tố đu đủ. 

6. Ăn thịt đỏ
*

Thịt đỏ không chỉ giúp điều hòa nhiệt độ trong cơ thể mà còn thúc đẩy lưu thông máu nhằm đẩy kinh nguyệt ra ngoài một cách nhanh chóng. Qua đó, ngày đèn đỏ của bạn sẽ rút ngắn đi đáng kể.

Nếu kinh nguyệt của bạn kéo dài bất thường, đó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, ngoài các thực phẩm bổ sung trên, bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để kịp thời xử lý bệnh trạng.

Đến tháng không nên ăn gì?

*

Mặc dù tất cả các loại thực phẩm đều có thể sử dụng ở mức độ vừa phải, nhưng bạn vẫn nên tránh một số loại thực phẩm làm tăng thêm các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Đó là:

1. Muối

Chế độ ăn nhiều muối khiến cơ thể bạn giữ nước, dẫn đến đầy hơi, bụng khó chịu. Vì vậy, để giảm đầy hơi, bạn nên hạn chế thêm muối vào thức ăn. Đồng thời bạn nên tránh ăn các loại thức ăn đã qua chế biến kỹ có chứa nhiều natri.

2. Khi đến tháng không nên ăn gì? Đường

*

Nếu dung nạp quá nhiều đường có thể khiến năng lượng tăng cao, dẫn đến tâm trạng của bạn trở nên xấu đi. Đặc biệt, nếu bạn thường cảm thấy chán nản hoặc lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, việc điều chỉnh lượng đường nạp vào cơ thể có thể giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn.

3. Cà phê

Cà phê có thể gây giữ nước và đầy hơi. Nó cũng làm trầm trọng thêm cơn đau đầu và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn thường bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt, hãy giảm lượng cà phê để ngăn điều này xảy ra.

*

4. Rượu

Rượu có một số tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt. Rượu làm bạn mất nước, từ đó khiến bạn đau đầu hơn và gây đầy hơi. Nó cũng dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, càng khiến bạn thêm mệt mỏi.

5. Con gái đến tháng không nên ăn gì? Thức ăn cay

*

Thức ăn cay, nóng sẽ khiến dạ dày của bạn khó chịu hơn. Thậm chí nhiều người còn bị tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn khi ăn thức ăn cay trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh chúng trong khoảng thời gian này.

6. Thực phẩm bạn không dung nạp tốt

Nếu bạn bị mẫn cảm với một loại thực phẩm nào đó, hãy tránh xa nó, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Chúng có thể khiến cho tình trạng buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, khó chịu… của bạn trong thời kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn.

7. Khi đến tháng không nên ăn gì? Đồ ăn chứa nhiều chất béo

Ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo không có lợi, sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu hơn. Hơn nữa chất béo không có lợi cũng không tốt nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân.

Những điều bạn nên làm khi đến tháng

*
1. Tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp nới lỏng các cơ và giúp kỳ kinh đến nhanh hơn một chút. Bạn có thể tập yoga, tập thể dục nhịp điệu điều độ để giúp mang lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

2. Thư giãn

Nghiên cứu khoa học cho thấy mức độ căng thẳng cao có liên quan đến kinh nguyệt không đều. Vì vậy, hãy tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng đến mức tối đa.

Tập yoga nhẹ nhàng, viết nhật ký, thiền và dành thời gian cho bạn bè và những người thân yêu… đều có thể giúp bạn giảm mức độ căng thẳng.

Trên đây là những thông tin đến tháng nên ăn gì cho nhanh hết, nên và không nên ăn gì trong ngày “đèn đỏ”. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu bị đau bụng nhiều, rong kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt, bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng bệnh lý phụ khoa và được điều trị khi cần thiết nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.