Chim bồ câu là loài chim phổ biến, với tính cách ôn hòa và hiền lành, chúng được nhiều người yêu thích để nuôi làm chim cảnh. Mặc dù quá trình nuôi chim bồ câu rất đơn giản, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách để chúng phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu kỹ thuật và cách nuôi chim bồ câu đúng cách cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng thành công cho người mới
Chim bồ câu là loài chim bay giỏi, có dáng vẻ nhỏ nhắn, rất tinh anh và thông minh. Bên cạnh đó, chim bồ câu rất đa dạng màu lông bao gồm xám ngói, xanh lam, trắng, đen, xanh lá cây, đỏ, hoa.
Chim bồ câu có trí nhớ mạnh mẽ và thậm chí tạo ra phản xạ có điều kiện mạnh mẽ. Khả năng đặc biệt của chim bồ câu là quay trở lại môi trường sống của chúng, chúng có thể di chuyển từ 600km đến 800km trong một ngày để trở về nhà.
Chim bồ câu có thói quen sống độc đáo. Chúng rất chung thủy, sau khi chim bồ câu trưởng thành về mặt sinh dục, chúng sẽ chọn lọc và gắn bó với bạn tình của mình. Cuối cùng, loài chim này hoạt động rất năng suất trong ngày và vào ban đêm, chúng dành thời gian để nghỉ ngơi trong yên tĩnh.
Trước khi tiến hành nuôi chim thì bạn cần xác định khu vực nuôi chim. Nơi này phải đảm bảo sự thông thoáng, có nguồn nước sạch cũng như ánh sáng đầy đủ. Cống rãnh xung quanh khu vực nuôi chim bồ câu cũng phải được khai thông. Đặc biệt, không được có sự xuất hiện của các loài chim hoang dã.
Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống cho chim phù hợp với tiêu chuẩn. Hai vật dụng này phải được rửa sạch và phun sát trùng trước khi được sử dụng cho chim.
Các cuộc thăm dò
Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?
Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn
0%
Nên lựa chọn hoặc xây dựng lồng nuôi chim bồ câu đảm bảo sự chắc chắn, nhằm ngăn chặn sự phá hoại của mèo, chuột,... và tạo điều kiện thuận lợi để chim giao phối, ấp nở và nuôi con nếu có. Mái che và tường xung quanh lồng chim phải được thiết kế tốt, bảo đảm chống mưa tạt, gió lùa, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Trong khu vực lồng nuôi nên có các thiết bị khác như máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.
Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu bao gồm ngô, lúa mì, đậu, ngũ cốc, gạo, đậu và lạc các loại,...Trong đó, ngô là thành phần chính và cần đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Tùy theo từng loại chim bồ câu mà bạn nuôi để cho ăn với số lượng thức ăn thích hợp, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể chúng.
Bạn cũng phải cho chim uống nước thường xuyên, nước phải sạch sẽ và phải được thay mới hằng ngày. Trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.
Bệnh thương hàn ở bồ câu do một loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Bồ câu ở tất cả lứa tuổi đều bị bệnh, nhưng bị bệnh nặng và chết nhiều nhất thì thường ở bồ câu dưới một năm tuổi.
Các triệu chứng chính của chim khi bị bệnh này là chúng sẽ lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước, bị sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu.
Bệnh cầu trùng thường thấy ở b ồ câu non 1 - 4 tháng tuổi với các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi lẫn với máu. Bệnh này hay xảy ra vào vụ xuân - hè và vụ thu - đông. Tuy nhiên, ở những nơi môi trường bị ô nhiễm nặng thì bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Bệnh nấm diều do nấm Candida albicans gây ra, đối tượng mẫn cảm nhất là bồ câu 1 - 2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây từ các dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh hay cũng có thể là do bồ câu dùng kháng sinh dài ngày.
Khi bị bệnh, đầu tiên, bồ câu xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó, tạo ra những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim ăn ít đi, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy, thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi.
Chim bồ câu mổ lông nhau do cường độ ánh sáng mạnh, mật độ nuôi chim dày, thức ăn không đảm bảo chất lượng, chim bị ngoại ký sinh trùng, chim bố mẹ mổ lông chim con. Chim bị rụng lông có thể do chim bố mẹ thiếu khoáng vi lượng hoặc vitamin trong thời kỳ nuôi con.
Khi chim bồ câu tập bay chuyền, bạn sẽ phải huấn luyện chúng bằng cách thả những chú chim cho chúng tập bay. Ban đầu chim chỉ bay quanh nhà, sau đó, bạn nên đem chim ra xa nhà thả. Công đoạn này nhằm tập để chim biết tìm đường về. Những tu ần đầu, bạn chỉ nên thả chim 1 lần một ngày. Khi chim cứng cáp, bạn có thể thả chim 2 lần một ngày với khoảng cách khác cách nhà khoảng 1 - 2 km. Việc huấn luyện chim có thể kéo dài 2 - 3 tháng.
Tuy nhiên, không phải ngày nào bạn cũng có thể luyện chim. Tùy vào thiết mỗi ngày mà có phương pháp luyện chim phù hợp. Khi trời mưa thì không được phép thả chim, vì mưa sẽ làm lông chim bị hư hỏng. Còn những ngày trời trong xanh, nắng nhẹ, bạn có thể thả chim 1 - 2 lần trong ngày.
Khi mua giống chim bồ câu về nuôi, bạn nên mua chim đã thành thục các hoạt động thường ngày từ 4-5 tháng tuổi vì khi này chúng khá dễ nuôi và khả năng sống sót cao. Khi mua về làm giống phải mua theo cặp: 1 chim trống và chim mái. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt. Tuyệt đối không được chọn mua những con có bệnh tật, dị tật về làm giống.
Khi chim ấp được 18 - 20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì bạn cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng phải được bỏ ra để rửa sạch, phơi khô rồi mới bố trí lứa đẻ tiếp theo.
Sau khi được 28-30 ngày tuổi, bạn mới được tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hóa kém, dễ sinh bệnh. Do đó bạn cần bổ sung vitamin A, B, D, các chất kháng sinh... vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và chống các bệnh khác cho chim.
Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên: do chuồng nuôi không yên tĩnh, có nhiều tiếng ồn hoặc bị chuột mèo quấy phá làm chim bố mẹ bỏ ấp hoặc do đàn chim non bị mắc bệnh E.Coli hoặc phó thương hàn.
Công việc chăm sóc chim bồ câu theo phương pháp thả rông rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể làm vì cách nuôi chim bồ câu này chủ yếu để chim bồ câu sống theo bản năng tự nhiên của chúng.
Chim bồ câu rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu của chúng là cám ngô và lúa trộn đều, chim ăn 2 lần một ngày. Với các cặp đang nuôi chim non thì cho ăn thêm mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại và bổ sung thuốc bổ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh đúng định kỳ cho chim.
Hy vọng những thông tin mà Cleanipedia cung cấp trên đây sẽ giúp bạn trang bị được những kiến thức cơ bản về cách nuôi chim bồ câu khi mới bắt đầu. Đừng quên truy cập vào Cleanipedia để tìm hiểu thêm những mẹo chăm sóc vật nuôi khác nhé!
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu trong chuồng đúng chuẩnHướng dẫn cách nuôi bồ câu nhanh đẻ trứng
Các bệnh lý thường gặp khi nuôi bồ câu nhốt chuồng
Bồ câu được xem là một loài chim có giá trị thương mại khá cao, được nhiều bà con nông dân ưa thích chọn lựa. Song song với những cách nuôi truyền thống, cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng cũng là một phương án mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu trong chuồng đúng chuẩn
Chuẩn bị trước khi nuôi
Điều đầu tiên cần xác định trước khi tiến hành nuôi chim bồ câu chính là xác định khu vực nuôi chim. Vị trí chăn nuôi cần phải đảm bảo thông thoáng, có nguồn nước sạch và ánh sáng tự nhiên đầy đủ. Ngoài ra, hệ thống cống rãnh và vệ sinh xung quanh khu vực nuôi cũng cần được khai thông.
Về dụng cụ chăn nuôi, người nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng như máng ăn, uống, phù hợp với tiêu chuẩn của giống chim chuẩn bị nuôi. Đây cũng là hai vật dụng cơ bản nhất, cần được vệ sinh sạch sẽ và phun khử trùng trước khi cho chim sử dụng.
Lồng nuôi chim bồ câu
Lồng nuôi là yếu tố quan trọng thứ hai mà người nuôi chim cần lưu ý. Cần lựa chọn lồng nuôi chim bồ câu chắc chắn, rộng rãi và có thể ngăn chặn được sự phát hoại từ các sinh vật khác như mèo, chuột, rắn,….
Mái che của chuồng và tường vây xung quanh phải được thiết kế tốt, chống chịu được mưa tạt hoặc gió lùa, đông ấm hè thoáng mát để đảm bảo sức khỏe của chim. Trong lồng nuôi cần được bố trí khu vực riêng để đặt máng ăn, uống cùng với ổ đẻ cho chim trong mùa sinh sản.
Xem thêm: Siêu xe rước dâu : dàn xe khủng giá không dưới 100 tỷ diễu hành rước dâu tại sài gòn
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh chuồng trại
Thức ăn cho chim bồ câu
Khi lựa chọn thức ăn cho chim bồ câu, nên ưu tiên các loại ngô, lúa mì, đậu, gạo, ngũ cốc,… vì đây là thức ăn nhiều dinh dưỡng và được chim ưa thích. Trong đó, ngô là thành phần chính cần ưu tiên sử dụng. Các loại hạt cho chim ăn cần đảm bảo sạch sẽ, chất lượng tốt, không bị các vấn đề mối mọt.
Tùy theo từng giống chim bồ câu mà sẽ có khẩu phần ăn thích hợp. Người nuôi nên tìm hiểu kỹ về giống chim để quyết định lượng thức ăn phù hợp cho chim. Thông thường lượng thức ăn mỗi lần của chim bồ câu sẽ bằng 1/10 trong lượng của chúng.
Bên cạnh thức ăn, người nuôi cũng chú ý cho chim uống nước thường xuyên. Đặc biệt, nguồn nước dành cho chim uống phải đảm bảo sạch sẽ và thay mới hàng ngày. Để chim khỏe mạnh, có thể thêm một số vitamin hoặc kháng sinh vào trong nước để phòng một số bệnh thường gặp.
Hướng dẫn cách nuôi bồ câu nhanh đẻ trứng
Để đảm bảo bồ câu có thể đẻ trứng nhanh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, người chăn nuôi cần đảm bảo môi trường chăm sóc đầy đủ và thoải mái. Nếu bồ câu được chăm nuôi trong điều kiện tốt nhất, năng suất đẻ của chúng cũng sẽ tốt hơn mà không gây hại đến sức khỏe.
Dưới đây là một số điều kiện cần thiết trong môi trường chăn nuôi để bồ câu có thể nhanh đẻ trứng:
Chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe
Vấn đề về cân nặng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến việc sinh sản của chim bồ câu. Nếu bồ câu bị thừa cân hoặc thiếu cân, thì năng suất sinh sản cũng sẽ gặp vấn đề. Do đó, khi chăm nuôi cần phải chú ý về dinh dưỡng cũng như cân nặng của chúng nếu muốn đạt khả năng sinh sản hoàn hảo.
Tốt nhất nên cho bồ câu ăn thành những thời điểm cố định trong ngày. Tần suất cho ăn tốt nhất là từ khoảng 2-3 lần một ngày.
Về thành phần dinh dưỡng, có thể trộn cùng với các loại thức ăn cho gà vịt khác, với đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, nên bổ sung thêm gạo, lúa, đậu xanh vào khẩu phần ăn của bồ câu để có thêm các vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để bồ câu luôn khỏe mạnh
Giữ nhiệt độ môi trường sống ổn định
Nếu nhiệt độ cơ thể của chim quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của chúng. Do đó, người nuôi có thể đốt thêm một đèn sợi đốt nhỏ trong chuồng để tăng nhiệt độ chuồng lên, tạo một môi trường ấm áp và thoải mái cho chim thư giãn.
Một cách khác để giữ ấm cho chuồng chim bồ câu là sử dụng rơm rạ để lót ủ ấm chuồng. Đặc biệt là vào mùa lạnh, rét đậm rét hại cùng gió mùa dễ ảnh hưởng đến sức khỏe chim bồ câu. Do đó, người nuôi cần lưu ý, đảm bảo chuồng đủ ấm và ổn định cho cả mùa lạnh cũng như mùa hè.
Xây chuồng đủ rộng, thoải mái cho chim sinh hoạt
Một điều lưu ý khi xây cất chuồng trại nuôi chim bồ câu chính là đảm bảo không gian để chúng vận động và sinh hoạt một cách thoải mái. Chim bồ câu sẽ đẻ trứng nhanh và thường xuyên hơn nếu được sống ở môi trường rộng rãi, thoải mái.
Ngoài ra, người nuôi cũng nên đảm bảo ổ của chim bồ câu không quá đầy hoặc quá chật. Nếu phát hiện ổ đầy trứng, chúng sẽ không đẻ nữa để tránh quá đông.
Để bồ câu nhanh đẻ trứng, nên nuôi chim với mật độ từ 6 đến 8 con/m2.
Tách trứng chim ra khỏi bố mẹ
Nếu muốn bồ câu nhanh đẻ trứng và kéo dài thời gian đẻ trứng của chúng càng lâu càng tốt, hãy lấy trứng chim ra khỏi cặp bố mẹ khi chúng đẻ được 2 quả. Khi đó, cặp chim bố mẹ sẽ tiếp tục đẻ thêm trứng trong vòng từ 2 đến 3 tuần tiếp theo.
Nếu làm như vậy thường xuyên và đúng chu kỳ, thì mỗi cặp chim bố mẹ có thể đẻ đến 25 – 30 lần mỗi năm. Tương đương với số lượng khoảng 60 quả trứng một năm.
Các bệnh lý thường gặp khi nuôi bồ câu nhốt chuồng
Bệnh thương hàn
Thương hàn ở chim bồ câu là một loại bệnh từ một loại vi khuẩn gây ra. Hầu như các lứa tuổi bồ câu đều có thể bị bệnh thương hàn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là vào mùa lạnh.
Một số triệu chứng khi chim mắc bệnh thương hàn là lười vận động, lười ăn, uống nước nhiều, tâm trạng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phần màu xám vàng hoặc xanh và có lẫn cả máu.
Khi thấy những triệu chứng trên, người nuôi nên tách bồ câu bệnh ra khỏi bầy và liên hệ đến các cơ sở thú y để được khám chữa kịp thời.
Thương hàn là một bệnh thường thấy ở bồ câu nuôi chuồng khi trời lạnh
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một chứng bệnh thường thấy ở những con bồ câu non từ 1 – 4 tháng tuổi. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh cầu trùng là tiêu chảy, phân có dịch nhầy, đôi khi lẫn cả máu. Thường xảy ra vào vụ mùa xuân – hè hoặc thu – đông.
Khi chim mắc các triệu chứng bệnh trên, hãy tách cá thể bệnh ra khỏi bầy để tránh lây lan. Đồng thời hãy liên hệ trung tâm y tế để được hỗ trợ chữa bệnh và sát khuẩn khu vực chăn nuôi.
Bệnh rụng lông, mổ lông
Khi chuồng nuôi chim có mật độ quá dày nhưng lượng thức ăn không đảm bảo, các cá thể chim có thể mổ lông nhau, đặc biệt là chim bố mẹ mổ lông chim con non. Ngoài ra, chim bị rụng lông cũng có thể là do bị thiếu khoáng vi lượng hoặc một số vitamin cần thiết trong thời kỳ nuôi con.
Như vậy với những thông tin được Chợ Tốt tổng hợp bên trên, chắc hẳn người nuôi cũng biết được một số biện pháp giúp bồ câu nhanh đẻ cùng một số lưu ý trong cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng. Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chăn nuôi, do đó hãy thường xuyên lưu ý chế độ dinh dưỡng của chúng để đảm bảo chim phát triển khỏe mạnh.