Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương 1 Hình Học 11, Giải Toán 11 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chương 1

Tổng hợp bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Toán hình lớp 11: Ôn tập chương 1 có đáp án chi tiết, chính xác nhất giúp các em củng cố kiến thức, luyện giải các dạng bài tập thành thạo.

Bạn đang xem: Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 hình học 11


Để giúp các em học sinh lớp 11 học tập hiệu quả môn Toán, chúng tôi đã tổng hợp 25 câu trắc nghiệm Toán hình 11: Ôn tập chương 1 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ các em rèn luyện kỹ năng giải Toán một cách nhanh và chính xác nhất. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: 25 câu trắc nghiệm Toán 11: Ôn tập chương 1 tại đây.

Bộ 25 câu trắc nghiệm Toán hình 11: Ôn tập chương 1

Câu 1: 

Cho hình bình hành ABCD. Phép tịnh tiến Tvecto DA biến:

A. B thành C

B. C thành A

C. C thành B

D. A thành D

Đáp án: C

(hình 4)

Câu 2: 

Cho hình bình hành ABCD. Phép tịnh tiến Tvecto AB + vecto AD biến điểm A thành điểm:

A. A’ đối xứng với A qua C

B. A’ đối xứng với D qua C

C. O là giao điểm của AC và BD

D. C

Đáp án: D

(hình 4)

Câu 3: 

Cho đường tròn (C) có tâm O và đường kính AB. Gọi ∆ là tiếp tuyến của (C) tại điểm A. Phép tịnh tiến Tvecto AB biến ∆ thành:

A. Đường kính của (C) song song với ∆.

B. Tiếp tuyến của (C) tại điểm B.

C. Tiếp tuyến của (C) song song với AB.

D. Đường kính của (C) qua O.

Đáp án: B

(hình 5). Vẽ hình trên mặt phẳng, nhận xét.

Câu 4: 

Cho vecto v(-1;5) và điểm M’(4;2). Biết M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến Tvecto v . Tìm M.

A. M(5; -3)

B. M(-3;5)

C. M(3; 7)

D. M(-4;10)

Đáp án: A

Sử dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.

Câu 5: 

Cho vecto v(3;3) và đường tròn (C): x2 + y2 - 2x + 4y - 4 = 0. ảnh của (C) qua Tvecto v là (C’).

A. (x - 4)2 + (y - 1)2 = 4

B. (x - 4)2 + (y - 1)2 = 9

C.(x + 4)2 + (y - 1)2 = 9

D. x2 + y2 + 8x + 2y - 4 = 0

Đáp án: B

Tịnh tiến tâm đường tròn, bán kính không thay đổi.

Câu 6: 

Cho vecto v(-4;2) và đường thẳng ∆': 2x - y - 5 = 0. Hỏi ∆' là ảnh của đường thẳng ∆ nào qua Tvecto v:

A. ∆:2x - y - 13 = 0

B. ∆:x - 2y - 9 = 0

C. ∆:2x + y - 15 = 0

D. ∆:2x - y + 15 = 0

Đáp án: D

Tịnh tiến theo biến điểm M(x;y) thuộc d thành M’(x’;y’) thuộc d’:

Ta có:

Vì M’ thuộc ∆’ nên: 2( x – 4) – (y+ 2) - 5= 0

Hay 2x – y – 15 = 0

Câu 7:

Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Phép tịnh tiến biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó

B. Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó

C. Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng nó

D. Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính

Đáp án: B

Ôn lại tính chất của phép quay.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì

B. Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì

C. Nếu M’ là ảnh của M qua phép quay Q(O;∝) thì (OM’;MM’) = ∝

D. Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

Đáp án: C

Câu 9: 

Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của điểm M (-6; 1) qua phép quay Q(O; 900) là :

A. M’(-1;-6)

B. M’(1;6)

C. M’(-6;-1)

D. M’(6;1)

Đáp án: A

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ

Câu 10: 

Trong mặt phẳng Oxy , qua phép quay Q(O; 900), M’(3; -2) là ảnh của điểm nào sau đây?

A. M(3;2)

B. M(2;3)

C. M(-3;-2)

D. M(-2;-3)

Đáp án: D

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ

Câu 11: 

Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của điểm M(3;3) qua phép quay Q(O; 450) là:

A. M'(3;3√3)

B. M'(0;3√3)

C. M'(3√3;0)

D. M'(-3;3√3)

Đáp án: B

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ.

Câu 12: 

Trong mặt phẳng Oxy , qua phép quay Q(O; -1350), M’(2;2) là ảnh của điểm.

A. M'(0; √8)

B. M'(√8;0)

C. M'(0;-√8)

D. M'(-√8;0)

Đáp án: C

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ.

Câu 13: 

Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;4). Hỏi phép đồng dạng có đượng bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số k = 1/2 và phép đối xứng qua trục Oy sẽ biến M thành điểm nào trong các điểm sau?

A. (1;2)

B. (-2;3)

C. (-1;2)

D. (1;-2)

Đáp án: C

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ.

Câu 14: 

Cho hai đường thẳng bất kì d và d’. có bao nhiêu phép quay biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?

A. Không có phép quay nào

B. Có một phép quay duy nhất

C. Chỉ có hai phép quay

D. Có vô số phép quay

Đáp án: D

( hình 1) Phép quay tâm O góc quay α + k2π

Câu 15: 

Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục vuông góc với nhau là phép biến hình nào trong các phép biến hình sau đây?

A. phép đối xứng trục

B. phép đối xứng tâm

C. phép tịnh tiến

D. phép đồng nhất.

Đáp án: B

Câu 16: 

Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép biến hình nào trong các phép biến hình sau đây?

A. phép đối xứng trục

B. phép đối xứng tâm

C. phép quay

D. phép đồng nhất.

Đáp án: B

(hình 2) Phép đối xứng tâm I với I là ảnh của O qua phép tịnh tiến theo vecto -1/2 MM'→

Câu 17: 

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình x + y - 2 = 0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k = -2 biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

A. 2x + y + 3 = 0

B. 2x + 2y - 4 = 0

C. x + y + 4 = 0

D. x + y - 4 = 0

Đáp án: C

Câu 18: 

Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. tam giác đều có tâm đối xứng

B. tứ giác có tâm đối xứng

C. hình thang cân có tâm đối xứng

D. hình bình hành có tâm đối xứng

Đáp án: D

Chỉ hình bình hành có tâm đối xứng.

Xem thêm: Máy Xay Ép Đa Năng Comet Chất Lượng, Giá Tốt, Máy Ép Trái Cây Đa Năng Comet Cm9828

Câu 19: 

Cho hai phép vị tự V(O;k) và V(O'; k') với O và O’ là hai điểm phân biệt và kk' = 1. Hợp thành của hai phép vị tự đó là phép biến hình nào sau đây?

A. phép đối xứng trục

B. phép đối xứng tâm

C. phép tịnh tiến

D. phép quay

Đáp án: C

(hình 3)

Vậy hợp thành của hai phép vị tự đó là phép tịnh tiến

Câu 20: 

Có bao nhiêu phép tịnh tiến một hình vuông thành chính nó?

A. không có

B. một

C. bốn

D. vô số

Đáp án: B

Tịnh tiến theo vecto không.

Câu 21: 

Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;3), hỏi M là ảnh của điểm nào trong bốn điểm sau qua phép đối xứng qua trục Oy?

A. A(3;2)

B. B(2;-3)

C. C(3;-2)

D. D(-2;3)

Đáp án: D

Vẽ hình trên mặt phẳng tọa độ.

Câu 22: 

Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng

B. Hình vuông là hình có vô số trục đối xứng

C. Một hình có hai đường tròn cùng bán kính thì có vô số trục đối xứng

D. Một hình gồm hai đường thẳng vuông góc thì có vô số trục đối xứng

Đáp án: A

Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng: đường thẳng bất kì đi qua tâm.

- Hình vuông có 4 trục đối xứng: Hai đường chéo và hai đường qua trung điểm các cặp cạnh đối diện.

- Hình có hai đường tròn cùng bán kính có 2 trục đối xứng: đường thẳng qua hai tâm và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai tâm (hình 1)

- Hình gồm hai đường thẳng vuông góc có 4 trục đối xứng: Hai đường thẳng đó và hai đường phân giác của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đó.

Câu 23: 

Cho hình chữ nhật có O là tâm đối xứng. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc α,0

Đáp án: B

(hình 2) Phép quay tâm O góc quay π.

Câu 24: 

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình x + y - 2 = 0. Hỏi phép dời hình có được là bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua tâm O và phép tịnh tiến theo vecto u→(3;2) biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

A. 3x + 3y - 2 = 0

B. x - y + 2 = 0

C. x + y + 2 = 0

D. x + y - 3 = 0

Đáp án: D

*Thực hiện phép đối xứng tâm O biến d thành d’, sau đó thực hiện phép tịnh tiến theo vecto u biến d’ thành đường thẳng d”.

*Qua phép đối xứng tâm O: biến điểm M(x; y) thuộc d thành điểm M’(x’; y’) thuộc d’.

Ta có:

Vì M thuộc d nên: x + y – 2 = 0. Suy ra: -x’ + (- y’) – 2 = 0 hay x’+ y’ + 2= 0

Phương trình đường thẳng d’ : x + y + 2 = 0

*Qua phép đối xứng tịnh tiến theo vecto u(3; 2) biến điểm A(x; y) thuộc đường thẳng d’ thành điểm A’ (x’; y’) thuộc đường thẳng d”. Ta có:

Vì điểm A thuộc đường thẳng d’ nên: x+ y + 2 =0

Suy ra: (x’ - 3) + (y’ - 2) + 2 = 0 hay x’ + y’ - 3 = 0

Phương trình đường thẳng d” là x + y – 3 = 0

Câu 25: 

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x + y - 3 = 0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k = 2 biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

A. 2x + 2y = 0

B. 2x + y - 6 = 0

C. 4x - 2y - 3 = 0

D. x + y - 4 = 0

Đáp án: B

Phép vị tự tâm O tỉ số k = 2 biến điểm M(x,y) thuộc đường thẳng d thành điểm M’(x’; y’) thuộc đường thẳng d’.

Ta có:

Vì điểm M thuộc đường thẳng d nên: 2x + y – 3 = 0

Suy ra:

Do đó, phương trình đường thẳng d’ là : 2x + y – 6 =0

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn trả lời bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Toán hình 11 Ôn tập chương 1 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

- Chọn bài -Bài 1: Phép biến hình
Bài 2: Phép tịnh tiến
Bài 3: Phép đối xứng trục
Bài 4: Phép đối xứng tâm
Bài 5: Phép quay
Bài 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
Bài 7: Phép vị tựBài 8: Phép đồng dạng
Câu hỏi ôn tập chương 1Bài tập ôn tập chương 1Câu hỏi trắc nghiệm chương 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải toán 11 Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 11 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải phép dời hình?

(A) Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng

(B) Phép đồng nhất

(C) Phép vị tự tỉ số -1

(D) Phép đối xứng trục.

Lời giải:

Chọn đáp án A.

Giải thích :

Các phép dời hình chỉ bao gồm : phép đồng nhất, phép tịnh tiến, phép đối xứng và phép quay.

Phép vị tự tỉ số -1 chính là phép đối xứng qua tâm vị tự.

Bài 2 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A). Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(B). Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(C). Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

(D). Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

Lời giải:

Chọn B.

Ví dụ : Hai đường thẳng như hình vẽ dưới đối xứng nhau qua trục Oy nhưng không song song hoặc trùng nhau.

*

Bài 3 (trang 35 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x-y + 1=0. Để phép tịnh tiến theo vectơ v biến d thành chính nó thì vectơ v phải là vectơ nào trong các vectơ sau?

*

Lời giải:

Chọn C.

Giải thích:

Phép tịnh tiến theo vec tơ v biến đường thẳng thành chính nó chỉ khi giá của v→ song song với đường thẳng đó.

Trong bài toán này: giá của v→ song song với (d): 2x – y + 1 = 0

*
là vtpt của d.

Trong các đáp án chỉ có C thỏa mãn.


Bài 4 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho vectơ v =(2;-1) và điểm M( -3;2). Ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ v là điểm có tọa độ nào trong các tọa độ sau?

(A) (5;3);

(B) (1;1);

(C) (-1;1);

(D) (1;-1).

Lời giải:

Chọn đáp án C

Giải thích:


*

Bài 5 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình : 3x-2y+1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối xứng trục Ox có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y+1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y+1=0

Lời giải:

Chọn đáp án A.

Giải thích.

Lấy A(1 ; 2) và B(-1 ; -1) ∈ d.

Ảnh của A(1; 2) và B(-1; -1) qua phép đối xứng trục Ox là A’(1 ; -2) và B’(-1; 1)

⇒ Ảnh của d qua phép đối xứng trục Ox chính là đường thẳng AB và có phương trình: 3x + 2y + 1 = 0.

Bài 6 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình : 3x-2y-1=0. Ảnh của đường thẳng d qua phép đối tâm O có phương trình là:

(A) 3x+2y+1=0

(B) -3x+2y-1=0

(C) 3x+2y-1=0

(D) 3x-2y-1=0

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Giải thích :

Vì qua phép đối xứng trục Ox biến điểm có tọa độ (x; y) thành điểm mới có tọa độ (-x; -y) nên ảnh của (d) : 3.(-x) – 2.(-y) – 1 = 0 hay -3x + 2y – 1 = 0.

Bài 7 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Có một phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó;

(B) Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó;

(C) Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó;

(D) Có một phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó

Lời giải:

Chọn B .

Phép đối xứng trục chỉ biến mọi điểm nằm trên trục đối xứng thành chính nó.

Bài 8 (trang 36 SGK Hình học 11): Hình vuông có mấy trục đối xứng?

(A) 1;

(B) 2;

(C) 4;

(D) vô số;

Lời giải:

Chọn C.

Giải thích:

Bốn trục đối xứng là hai đường chéo, 2 đường thẳng nối trung điểm của 2 cặp cạnh đối.

*

Bài 9 (trang 39 SGK Hình học 11): Trong các hình sau, hình nào có vô số tâm đối xứng?

(A) Hai đường thẳng cắt nhau;

(B) Đường elip;

(C) Hai đường thẳng song song

(D) Hình lục giác đều.

Lời giải:

Chọn C.

Giải thích:

Tâm đối xứng của hai đường thẳng song song nằm trên đường thẳng cách đều hai đường thẳng song song.

Bài 10 (trang 36 SGK Hình học 11): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

(A) Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng;

(B) Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng;

(C) Hai hình vuông bất kì luôn đồng dạng;

(D) Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.

Lời giải:

Chọn D.

Giải thích:

Ví dụ hình chữ nhật có 2 cạnh là 3,4 không đồng dạng với hình chữ nhật có cạnh 2,3.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.