Ba Thời Điểm Cho Con Ăn Sữa Chua Tốt Gấp Chục Lần Uống Thuốc Bổ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

 

 

Sữa chua là một món ăn nhẹ lành mạnh cho mọi lứa tuổi. Khi con bạn đủ lớn để bắt đầu ăn thức ăn đặc, có thể kết hợp sữa chua vào chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose hoặc phản ứng dị ứng sau khi ăn sữa chua, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chi tiết hơn.

Bạn đang xem: Ba thời điểm cho con ăn sữa chua tốt gấp chục lần uống thuốc bổ

 

Thật thú vị khi trẻ chuyển chế độ ăn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn đặc và một trong những loại thực phẩm mới đó là sữa chua.

Nhiều bác sĩ đề nghị cho trẻ ăn sữa chua từ 9 đến 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm bổ sung một số chất rắn nhất định vào chế độ ăn của trẻ không cố định vào thời điểm này mà có thể sớm hơn. Vì vậy, một số bác sĩ nhi khoa có thể khuyên bạn nên cho trẻ dùng các loại sữa chua được chọn sớm nhất là 6 tháng. Nếu trẻ ăn ngon miệng với thức ăn đặc, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua giống như với bất kỳ thức ăn mới nào khác (mỗi lần một thức ăn mới để bạn có thể xem phản ứng của trẻ).

Một khi bạn quyết định cho trẻ ăn sữa chua, sẽ có một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này chẳng hạn như: công thức nấu ăn tốt nhất để thử và liệu sữa chua Hy Lạp có phải là lựa chọn sáng suốt hay không. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra cũng là điều cần xem xét khi cho trẻ em ăn sữa chua.

 

2. Lợi ích của sữa chua đối với trẻ

 

Sữa chua có nhiều lợi ích cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vì nó bổ dưỡng và có thành phần có lợi cho trẻ. Nó có ba lợi ích chính:

Thứ nhất, sữa chua là nguồn cung cấp protein nhanh chóng, dễ tìm và tiện lợi.Thứ hai, sữa chua có chứa nhiều men vi sinh. Phần lớn trong số này sẽ không xâm nhập vào ruột nên theo cách đó, sữa chua sẽ tinh chỉnh hệ thống miễn dịch trong ruột và có thể giúp cơ thể nhỏ bắt đầu nhận ra vi khuẩn thân thiện với vi khuẩn có hại.Lý do thứ ba là sữa chua có ít đường lactose hơn sữa nguyên chất. Trẻ sơ sinh vẫn giữ được enzyme để phân hủy lactose. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra ở trẻ lớn nên với trẻ lớn không dung nạp lactose sẽ hay gặp hơn so với trẻ sơ sinh.

Có thể cho bé ăn thử sữa chua từ 6 tháng tuổi

 

Ngoài ra, sữa chua có chứa probiotics, là vi khuẩn có lợi (hoặc các chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi). Các cha mẹ đôi khi nghĩ rằng việc cho trẻ dùng men vi sinh có thể mang lại những lợi ích sức khỏe cụ thể như cải thiện hệ thống miễn dịch nhưng một số nghiên cứu thực nghiệm đã không chứng minh những tuyên bố này. Có dữ liệu nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng men vi sinh cụ thể (chẳng hạn như reuteri) có thể làm giảm khóc ở trẻ bị đau bụng.

 

3. Sữa chua Hy Lạp


Sữa chua Hy Lạp có chứa nhiều protein và thường chứa ít đường hơn các loại sữa chua có hương vị truyền thống

 

Sữa chua Hy Lạp có chứa nhiều protein và thường chứa ít đường hơn các loại sữa chua có hương vị truyền thống. Nhiều cha mẹ cũng chuyển sang dùng sữa chua Hy Lạp đông lạnh hoặc để trong tủ lạnh như một giải pháp cho trẻ mọc răng vì nó dễ ăn. Hơn nữa, nó cũng chứa một số chất dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần khi bị đau trong quá trình mọc răng hoặc khi trẻ đau bụng nó cũng có tác dụng làm giảm sự thèm ăn của chúng đối với các thức ăn đặc khác.

Như một thực phẩm bổ sung tuyệt vời, sữa chua Hy Lạp mềm mịn hơn sữa chua thông thường mua ở cửa hàng. Điều này có nghĩa là những protein trong thành phần của sữa có khả năng gây ra phản ứng dị ứng (như ở váng sữa) rất ít và lượng đường lactose trong sữa chua Hy Lạp thấp hơn so với sữa chua thông thường. Điều đó giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn sữa nguyên chất.

Nếu bạn chọn ăn sữa chua Hy Lạp, hãy chọn loại nguyên chất. Còn đối với các loại kết hợp của sữa chua Hy Lạp với trái cây hoặc chất làm ngọt và hương liệu có thể chứa nhiều đường và có thể gây tăng cân không lành mạnh. Tốt nhất là không thêm mật ong cho đến khi trẻ lớn hơn 12 tháng, để tránh ngộ độc botulism.

Trong một số trường hợp cụ thể, các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng đã khá thận trọng với việc sử dụng sữa chua Hy Lạp nói riêng và sữa chua nói chung vì lo ngại về các phản ứng dị ứng sữa và không dung nạp lactose. Vì vậy, nếu bạn lo lắng, hãy nói với bác sĩ để được tư vấn chi tiết trước khi quyết định vấn đề khi nào trẻ ăn được sữa chua?

 

4. Dị ứng sữa chua

 

 

Phản ứng dị ứng với sữa chua xảy ra khi trẻ bị dị ứng sữa, nếu sữa chua được làm bằng sữa bò. Một số dấu hiệu khi trẻ dị ứng sữa là:

Phát ban quanh miệng;
Ngứa;Nôn mửa;
Bệnh tiêu chảy;
Sưng tấy.

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy ngừng cho trẻ ăn sữa chua và liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay.

Ngay cả với các triệu chứng dị ứng nhẹ hơn, như trường hợp của hầu hết các loại thực phẩm mới được đưa vào chế độ ăn của trẻ, tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn thử và đợi ba ngày sau lần cho ăn đầu tiên để tìm các dấu hiệu của phản ứng dị ứng.



Nếu bé ngứa, nôn mửa,.. sau khi ăn sữa chua thì hãy ngừng lại và liên hệ với bác sĩ

5. Một số lưu ý trước khi cho trẻ sử dụng sữa chua

 

 

Trước khi bạn đưa sữa vào chế độ ăn của trẻ, có một số điều cần cân nhắc:

Tiêu hóa: Sữa chua và pho mai trải qua quá trình nuôi cấy để phá vỡ các protein trong sữa. Điều này làm cho protein trong sữa chua và pho mai dễ tiêu hóa hơn trong khi vẫn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D.Bổ sung: Sữa chua nên được coi như một chất bổ sung dinh dưỡng mà trẻ đang nhận được từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ nên tiếp tục bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi trẻ được làm quen với thức ăn đặc, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa.

6. Lựa chọn sữa chua tốt nhất cho trẻ

 

Dù bạn chọn bắt đầu ăn sữa chua ở độ tuổi nào, hay cho bé ăn sữa chua khi nào thì bạn hãy thận trọng với lựa chọn của bạn. Cho trẻ ăn sữa chua nguyên kem vì em bé của bạn cần chất béo bổ dưỡng trong các sản phẩm sữa nguyên kem để phát triển trí não thích hợp.

Trong khi có rất nhiều loại sữa chua được bán trên thị trường cho trẻ em, nhưng không phải tất cả đều tốt cho sức khỏe như những loại khác. Hầu hết các loại sữa chua đều chứa đường tự nhiên, cho nên bạn cần lưu ý đến lượng đường được thêm vào và sữa chua có chứa các chất phụ gia khác hay không chẳng hạn như xi-rô fructose và tinh bột.

Một lựa chọn tốt là bắt đầu cho trẻ với sữa chua là sử dụng sản phẩm nguyên chất. Mua một hộp sữa chua nguyên chất lớn để tiết kiệm tiền hơn. Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách bỏ qua sữa hữu cơ và các sản phẩm sữa chua hữu cơ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), "Không có bằng chứng về sự khác biệt có liên quan lâm sàng giữa sữa hữu cơ và sữa thông thường."

Để tăng thêm hương vị của sữa chua, bạn hãy bổ sung thêm trái cây hoặc rau xay nhuyễn mà bạn biết là bé có thể dung nạp được. Hoặc bạn có thể thử trộn sữa chua với:

Táo
Chuối
Hỗn hợp đậu xanh và lê
Bơ nghiền
Trái đào
Quả bí ngô
Khoai lang

Nếu bạn thích tự làm đồ ăn cho trẻ, bạn cũng có thể tự làm sinh tố cho trẻ. Sinh tố đông lạnh được đặt trong khay đựng thức ăn là một cách tuyệt vời để làm dịu nướu đau của trẻ đang mọc răng.



Hầu hết các loại sữa chua đều chứa đường tự nhiên, cho nên bạn cần lưu ý đến lượng đường được thêm vào sữa chua

Sữa chua ổn định là những loại sữa chua không cần phải để trong tủ lạnh, điều này rất tuyệt để bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, vì những loại sữa chua này đã được tiệt trùng, nên một số loại vi sinh vật của chúng đã bị phá hủy. Điều này có nghĩa là những sản phẩm này sẽ khiến cho sữa chua ổn định trở thành một lựa chọn không lành mạnh như sản phẩm nguyên chất.

Trong trường hợp bé có những phản ứng dị ứng nặng như khó thở, phát ban, tím tái... thì bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như kẽm, lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

 

Sữa chua là thực phẩm tốt và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể; đồng thời sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy vậy, các mẹ cần biết thời điểm thích hợp để bổ sung sữa chua cho trẻ. Bởi vậy, nên cho trẻ ăn sữa chua khi nào là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm. Chuyên gia Nhi khoa tienthanh.edu.vn hướng dẫn bố mẹ thời điểm cho trẻ ăn sữa chua hợp lý, hiệu quả qua bài viết dưới đây!

1. Khi nào trẻ có thể ăn sữa chua?

Sữa chua rất giàu canxi (7,9ml sữa chua chứa khoảng 400mg canxi) tốt cho hệ xương, răng, và các quá trình chuyển hóa năng lượng của trẻ. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé, giúp trẻ có hệ tiêu hóa ổn định hơn và tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, sữa chua cũng rất giàu protein, sữa chua hoa quả chứa nhiều vitamin tốt cho trẻ và giúp bổ sung năng lượng để trẻ học tập và vui chơi.

Xem thêm: Tác Dụng Của Tỏi Nướng - Điều Kỳ Diệu Của Tỏi Nướng

Khi các mẹ cho con ăn sữa chua vào bữa phụ, bé sẽ không cảm thấy đói và thèm ăn vặt: thèm một số loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như bim bim, xúc xích,… Như vậy, trẻ dần loại bỏ được thói quen ăn các đồ ăn kém lành mạnh, giúp các bé duy trì cân nặng ổn định và giảm nguy cơ béo phì.

Tuy sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, nhưng các mẹ vẫn cần phải lưu ý độ tuổi phù hợp để cho bé dùng sữa chua.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng tienthanh.edu.vn, bé có thể ăn sữa chua từ 7 tháng tuổi trở lên, bởi khi đó đường ruột của các bé mới dần hoàn thiện, đủ khả năng hấp thu các lợi khuẩn.

Hàm lượng sữa chua dùng hàng ngày cho trẻ được khuyến cáo theo từng độ tuổi như sau: các bé từ 7-8 tháng tuổi nên ăn 50g/ngày; các bé 1-2 tuổi: 80g/ngày; các bé trên 2 tuổi: 100g/ngày (1 hộp sữa chua).

 
*

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua từ 6 tháng tuổi trở lên

 

2. Nên cho trẻ ăn sữa chua khi nào thì tốt cho sức khỏe?

Bố mẹ nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 giờ

Đó là thời điểm thích hợp để lợi khuẩn được phát triển tốt. Lúc này, dịch vị dạ dày đã loãng dần tạo độ p
H phù hợp (p
H từ 4-5 trở lên) cho lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động tốt, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bé. 

Và sữa chua cũng dễ dàng chế biến, kết hợp với các loại thực phẩm khác như hoa quả, trái cây, ngũ cốc,… Bởi vậy, các mẹ có thể tìm hiểu thêm các món ăn, công thức kết hợp với sữa chua để làm mới mẻ, hấp dẫn các bé.

 
*

Bố mẹ nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn 1-2 tiếng

 

Ăn sữa chua vào buổi chiều, giúp bé chống bức xạ và giảm căng thẳng

Trong sữa chua có chứa nhiều các vitamin nhóm B có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp chống lại các tác hại do thiết bị điện tử gây ra. Trong thời đại này, xung quanh luôn có nhiều thiết bị điện tử: điện thoại thông minh, môi trường bức xạ,… việc mẹ cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày giúp bé tăng cường vitamin B trong cơ thể, bảo vệ bé.

Không chỉ vậy, sữa chua còn chứa tyrosine và lượng đường nhất định; thành phần này làm dịu những mệt mỏi và căng thẳng ở trẻ sau một ngày hoạt động: học tập và vui chơi.

Ăn sữa chua vào buổi tối, thời điểm tốt nhất trong ngày giúp bé hấp thụ canxi tốt nhất

Trong sữa chua có chứa hàm lượng canxi và acid lactic cao; bởi vậy, sữa chua thúc đẩy cơ thể bé hấp thụ tốt canxi. Hơn nữa, sữa chua chứa ít nhất 20% lượng vitamin D cơ thể cần một ngày. Ăn sữa chua giúp cơ thể bổ sung vitamin D và hấp thụ tốt canxi, có lợi cho tóc, xương và răng chắc khỏe.

Thời điểm buổi tối, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi ít; từ nửa đêm tới rạng sáng, cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt nhất. Bởi vậy, trẻ nên ăn sữa chua vào thời điểm trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng, cơ thể sẽ hấp thu canxi tối đa.

3. Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua mẹ cần biết

3.1. Không nên cho bé ăn sữa chua lúc đói

Vào thời điểm đang đói bụng, p
H trong dạ dày giảm mức thấp (p
H=2), đây là môi trường tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho đường ruột trẻ.

Khi cho trẻ ăn sữa chua lúc đói, dạ dày sẽ co bóp nhiều hơn; đào thải nhanh canxi ở ruột và bài tiết ra ngoài. Việc này có thể làm trẻ đau bụng, bủn rủn chân tay, thậm chí là đau dạ dày.

Như vậy, rút ra được, cha mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua sau ăn từ 1-2 tiếng giúp lợi khuẩn phát triển tốt. Cũng nên cho trẻ ăn sữa chua vào bữa xế chiều và buổi tối. Tránh cho bé ăn sữa chua lúc đang đói, p
H dạ dày giảm thấp, làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.

 
*

Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đói

 

3.2. Không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua

Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ chỉ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày, và tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn hàm lượng phù hợp.

Cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm tăng acid dịch vị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày, rối loạn quá trình bài tiết chất tiêu hóa của trẻ.

Nhiều loại sữa chua trên thị trường hiện nay chứa nhiều hàm lượng calo, chất béo, đường hóa học và có thể chứa các loại hormone tăng trưởng. Khi cho trẻ ăn quá nhiều các loại sữa chua này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, hormone tăng trưởng khiến trẻ dậy thì sớm và dẫn đến nguy cơ ung thư..

Với một số trẻ có vấn đề về dung nạp lactose, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, đặc biệt không nên cho trẻ ăn sữa chua.

3.3. Không nên cho bé ăn sữa chua quá lạnh hoặc quá nóng

Khi cho trẻ dùng sữa chua, các mẹ tuyệt đối không được đun nóng. Việc này sẽ vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn và làm giảm hàm lượng của các chất dinh dưỡng có trong sữa chua.

Đồng thời, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn sữa chua để quá lạnh vì có thể sẽ vô tình gây viêm họng cho trẻ. Thay vào đó, mẹ nên để sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 15-20 phút rồi mới cho trẻ ăn hoặc ngâm vào bát nước ấm trước khi ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất cho trẻ. 

3.4. Mua sữa chua uy tín, đảm bảo chất lượng

Bố mẹ cần lưu ý lựa chọn đúng loại sữa chua và đọc kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn khi sử dụng cho trẻ. 

Nên lựa chọn loại sữa chua có hàm lượng lợi khuẩn, canxi cao; các loại ít thành phần nguyên liệu, chủ yếu là sữa và vi khuẩn sống lên men; các loại sữa chua có đường, vị ngọt từ trái cây tươi,… 

 
*

Xem kỹ hạn sử dụng và chỉ cho trẻ dùng trong vòng 1 tuần từ khi mua về

 

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho trẻ bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của các con. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua, cũng như lựa chọn sữa chua đảm bảo chất lượng trên thị trường hiện nay cho các con trẻ.

Hy vọng, thông qua bài viết này bố mẹ đã biết rõ nên cho bé ăn sữa chua khi nào là tốt nhất. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái để đảm bảo con yêu của bạn phát triển toàn diện nhất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.