Các Giai Đoạn Ăn Dặm Của Trẻ, Bỏ Túi Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Giai Đoạn

Những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm như một sự chuẩn bị khôn ngoan để mẹ chăm sóc con đúng nhất và tốt nhất trong những năm đầu đời.

Trong những giai đoạn đầu đời của bé, mẹ cần trang bị kiến thức vững chắc để hỗ trợ con phát triển toàn diện về mặt thể chất. Trong đó, một điều quan trọng mà mẹ cần biết đó là khi nào tập cho bé ăn dặm và cần tập ăn dặm cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

Bạn đang xem: Các giai đoạn ăn dặm của trẻ


Dưới đây là những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm, mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

I. Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn con chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức) sang chế độ ăn dạng thô hơn, nghĩa là bé sẽ bắt đầu tập nhai và nuốt thức ăn. Chế độ ăn dặm thường được áp dụng cho các bé từ 5-6 tháng tuổi trở lên tùy vào sự phát triển của mỗi bé. Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ hãy áp dụng các nguyên tắc về vị và lượng như sau:

Từ vị ngọt đến vị mặn: Lúc đầu mẹ hãy tập cho bé ăn món có vị ngọt rồi dần dần chuyển sang món có vị mặn. Từ ít đến nhiều: Mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho bé từ 1 đến 2 thìa bột loãng, hoặc rau củ rây nhuyễn, sau đó tăng dần lên.

Mẹ áp dụng các nguyên tắc trên sẽ giúp cho hệ tiêu hóa và dạ dày của con từ từ làm quen với thức ăn dạng thô.

Trong một năm đầu đời, ngoài thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, cơ thể bé sẽ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển và tăng trưởng. Vì vậy, mẹ có thể tập ăn dặm cho bé bằng cách bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau củ quả,… Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ phải quan sát và hiểu được những nhu cầu của con.

II. Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với thức ăn thô


*
Khi bé từ 6 tháng, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên.

1. Bé không còn biểu hiện phản xạ thè lưỡi

Trẻ sơ sinh thè lưỡi ra ngoài là hành vi bản năng bú sữa mẹ. Bé sẽ có hành vi chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng, bao gồm cả thức ăn. Phản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi, nên sau thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.

2. Bé ngồi vững và có thể giữ thẳng đầu.


Một số bé có thể tự nâng đầu từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi mới sinh, nhưng thường tới 3-4 tháng tuổi thì bé mới ngẩng được đầu cao hơn, giữ đầu thẳng được một lúc lâu.

Bé thường bắt đầu ngồi được vào khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù vẫn cần chỗ dựa hoặc đỡ. Vì vậy, nếu bé có những dấu hiệu này, mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.

3. Bé bắt đầu có hứng thú hơn với thức ăn

Ở giai đoạn sẵn sàng để tập ăn dặm, bé sẽ có hành vi chăm chú nhìn thức ăn và há miệng háo hức khi thấy thức ăn được đưa về phía mình. Bé thích lấy mọi thứ để đưa vào miệng và thậm chí còn bắt chước hành vi ăn uống của người lớn.

4. Bé đủ trọng lượng

Khi cân nặng của bé gấp đôi tháng mới sinh, và đạt ít nhất là 6kg (4-5 tháng trở lên), mẹ có thể tập ăn dặm cho bé vì bé đang cần nguồn dinh dưỡng ngoài sữa để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.


1. Ăn dặm giai đoạn 1: (5 đến 6 tháng tuổi)

Lưu ý chung

Tập cho bé ăn dặm 5 tháng là giai đoạn bé phát triển cơ hàm. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn nhiều. Hơn nữa thức ăn cần có kết cấu mịn.

Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mỗi ngày mẹ nên cho con ăn 1 loại thực phẩm. Lúc đầu, mặc dù đồ ăn lỏng như nước canh nhưng bé cũng không dễ dàng gì để nuốt được. Dù việc cho ăn không thuận lợi, bé không chịu ăn hay đồ ăn trào ra khỏi miệng nhưng mẹ cũng nên nhẹ nhàng và bình tĩnh. Sau khi ăn dặm, mẹ cho bé bú ti hoặc uống sữa nếu con muốn.

Lưu ý cụ thể Sữa mẹ vẫn là “món ăn” chính của bé 4-6 tháng. Mỗi ngày, bé được ăn dặm 1 lần với số lượng chỉ 1 đến vài thìa, tùy theo mức độ thèm ăn của bé. Bắt đầu bằng những thìa thức ăn loãng, sau đó khi bé đã quen thì mẹ tăng dần độ đặc lên. Khi bé con đã biết nhấm và nuốt các loại gạo và ngũ cốc thành thạo, đó là lúc mẹ giới thiệu đến bé các loại thức ăn khác như rau và trái cây.

Sau 1 tháng, mẹ tăng lên 1 ngày với 2 bữa ăn vì lượng bé ăn lúc này đã tăng lên. Mẹ có thể tập cho bé ăn dặm thêm các thực phẩm có protein như đậu hay cá trắng.

Bí quyết để giúp bé ăn tốt là để bé hơi nghiêng về phía sau một chút, dùng thìa chạm vào môi dưới của con và rút muỗng ra sau khi con ngậm miệng lại. Mẹ chỉ nên cho bé ăn từng loại thức ăn một. Sau đó, mẹ vừa quan sát tình trạng của bé vừa tăng dần số lượng lên.

Bảo quản thức ăn dặm bằng cách trữ đông giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng cho bé

2. Ăn dặm giai đoạn 2: (7 đến 9 tháng)

Lưu ý chung

Ở độ tuổi này, bé có thể di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu và nuốt tốt. Vì vậy, mẹ có thể mở rộng sự đa dạng trong bữa ăn bằng cách bao gồm các loại thực phẩm như thịt, gà, cá, cơm, mì ống và pho mát đã được nấu chín kỹ.

Giai đoạn này, mẹ tập ăn dặm cho bé để có cử động nhai. Bằng cách, cho bé ăn thức ăn lợn cợn và tăng dần độ to của miếng thức ăn. Mẹ tuyệt đối không được đút liên tục vào miệng bé và đưa thìa sâu vào trong vì có thể làm cho bé bị nghẹn.

Vào thời điểm 8 tháng tuổi bé sẽ cần được phát triển vận động tinh trong bữa ăn thông qua hành vi bốc nhón thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ. Do đó, mẹ có thể đan xen làm những bữa phụ với các món có kích cỡ bằng ngón tay (finger food) như táo, lê, bánh mì, pho-mát và cho bé tự do bốc nhón.

Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo Khô Thượng Hạng, Đông Trùng Hạ Thảo Khô

Lưu ý cụ thể Mẹ chỉ nên giới thiệu 1 món mới trong mỗi lần ăn. Ngũ cốc bé có thể ăn trong giai đoạn này: Gạo, gạo lứt, yến mạch, bắp… Bé có thể ăn các loại củ như khoai lang, khoai tây. Các loại rau thích hợp cho bé: Đậu, cà rốt, bí đỏ, cà chua, súp lơ, bí ngòi, rau mùi… Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa.

3. Ăn dặm giai đoạn 3: (8 đến 10 tháng)

Đến giai đoạn này mẹ đã có thể kết hợp 2 món khác nhau khi tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, luôn kết hợp 2 món mà bé đã từng ăn và không bị dị ứng, mẹ nhé. Đến thời điểm này, bé cũng có thể làm quen với các kết cấu thức ăn đặc, lợn cợn nên mẹ không cần nghiền thực phẩm quá nhuyễn nữa. Bé chấp nhận các loại thực phẩm chưa quen thuộc lắm trước đây như thịt bò, súp lơ… cũng là một dấu hiệu đáng để mẹ vui mừng. Bé cũng đã sẵn sàng để làm quen với các loại thức ăn mới: Cá và trứng. Mẹ nhớ theo dõi con có bị dị ứng không nhé. Nên trao đổi thêm với bác sĩ nếu bé xuất hiện những triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, mắt sưng và chảy nước mắt… Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa.


4. Ăn dặm giai đoạn 4: (10 đến 12 tháng)

Lưu ý chung

Khi bé ở giai đoạn này, con có thể ăn ngày 3 bữa. Đặc trưng của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và đưa vào miệng. Hành động bốc đồ ăn của bé thể hiện sự tò mò về hình dáng thức ăn và các cảm giác của ngón tay.

Vì vậy, mẹ nên sử dụng các thực phẩm khuyến khích việc cắn, nhai và khám phá bao gồm cơm nắm nhỏ, bánh mì kẹp có kích cỡ bằng ngón tay, rau củ hấp và các miếng thịt dài đã được nấu chín kỹ. Bí quyết để tập cho bé ăn dặm đó là, cho bé quan sát mẹ nhai, bé tham gia bữa ăn cùng gia đình và chia cho bé thức ăn cùng với người lớn.

Lưu ý cụ thể Mẹ tiếp tục theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm mỗi khi giới thiệu cho con một loại thực phẩm mới. Những loại thực phẩm có tính a-xít như cam, chanh nên được giới thiệu cho bé nhưng không cần nóng vội. Trái cây bé có thể ăn ở tuổi này: Đào, kiwi, dâu, cam, cherries, sơ-ri, bưởi, nho… Rau cho bé: Bé có thể ăn hầu hết các loại rau ở giai đoạn 1 tuổi. Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa kèm theo 1 đến 2 bữa phụ.

IV. Cách chọn dụng cụ tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi, các mẹ thường lúng túng không biết chọn dụng cụ nào để tập cho bé ăn dặm hiệu quả. Nếu cũng đang phân vân chưa biết chọn dụng cụ cho bé ăn thế nào, mẹ hãy tìm hiểu thông tin dưới đây.

Thìa – thìa ăn dặm nên mềm, có thể làm bằng silicon hoặc nhựa an toàn, để không tác động vào nướu của bé. Nồi chảo – mẹ cần sắm thêm một nồi nhỏ và chảo nhỏ có nắp dùng nấu món ăn dặm cho bé, phù hợp để tiện chế biến lượng thức ăn ít của bé.
*
Bé cần ngồi ghế cao và có bộ dụng cụ ăn dặm phù hợp với lứa tuổi.

V. Những loại thực phẩm cần tránh khi tập cho bé ăn dặm

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:

Mật ong Sữa bò tươi hoặc sữa thanh trùng, tiệt trùng Các loại hải sản có vỏ như sò, ốc.

VI. Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

Trước bữa ăn dặm, bé có thể đòi bú mẹ, có thể là vì bé quá đói. Nhưng mẹ chỉ nên cho bé bú một chút thôi, khi bé bình tĩnh lại thì mẹ cho bé ăn dặm. Mẹ cũng nên đẩy thời gian ăn sớm hơn trong những bữa sau và luôn cho con ăn đúng giờ.

Đối với sữa, mẹ không nên ép bé uống quá nhiều mà nên dựa theo nhu cầu và lượng sữa của con. Nguyên tắc chung của giai đoạn này là tập cho bé ăn dặm – làm quen với thức ăn là chính, vì vậy mẹ nên điều chỉnh lượng bú sữa để bé có nhu cầu muốn ăn thức ăn thô.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về các bước tập cho bé ăn dặm để ăn dặm “không còn là cuộc chiến” giữa mẹ và bé.

Từ khi tròn 6 tháng tuổi, bé của mẹ sẽ bắt đầu làm quen với những muỗng ăn dặm đầu tiên. Để đồng hành cùng bé trong giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng vừa làm bé luôn hứng thú với những bữa ăn. Việc này chắc chắn sẽ làm mẹ bận rộn hơn và đôi khi cảm thấy một chút “áp lực”. Hiểu được điều đó, Ri
Dielac Gold sẽ gợi ý giúp mẹ thực đơn ăn dặm phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của bé. Mẹ tham khảo nhé!

1. Giai đoạn 6-7 tháng tuổi:

Thời kỳ này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, và bé chỉ mới đang tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, nên mẹ chú ý thực hiện 03 nguyên tắc sau để bé dễ tiêu hóa và hấp thu:

Ăn từ loãng đến đặc
Ăn từ ít đến nhiều
Ăn từ vị ngọt đến vị mặn
*

Để tiết kiệm thời gian mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể chọn bột ăn dặm của các nhãn hiệu uy tín trên thị trường và pha bột đúng công thức như hướng dẫn trên vỏ hộp. Bột ăn dặm Ri
Dielac Gold
đem đến nhiều chọn lựa cho mẹ khi bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm như: Bột ăn dặm Ri
Dielac Gold Gạo Sữa, Gạo Trái Cây, Yến Mạch Sữa
giúp mẹ tiết kiệm thời gian và làm phong phú thêm bữa ăn cho bé yêu.

Hoặc mẹ có thể tham khảo vài món ngon theo thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-7 tháng nhé:

*

2. Giai đoạn 7-11 tháng tuổi

Khi lên 7 tháng tuổi, cơ thể bé cần nhiều năng lượng hơn để phát triển thể chất, do đó mẹ cần tăng dần lượng bột cũng như đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt heo, gà, tôm,… kết hợp với các loại rau củ cho các bữa ăn hàng ngày của bé.

Nếu mẹ quá bận rộn, Bột ăn dặm Ri
Dielac Gold
với các hương vị Bò Rau Củ, Heo Bó Xôi, Gà Rau Củ, Cá Hồi Bông Cải Xanh sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé yêu, vừa tiết kiệm thời gian vừa có được bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chỉ cần làm theo hướng dẫn pha bột trên bao bì là bữa ăn của bé đã sẵn sàng.

Gợi ý cùng mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 7-11 tháng tuổi:

*

*
3. Giai đoạn 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé đã mọc răng, mẹ có thể chuyển từ ăn bột sang cháo tán nhuyễn và cháo nguyên hạt. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho bé ăn một số thức ăn thô như rau củ hấp chín, các loại trái cây như dâu, cam, quýt và một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân,…để giúp bé tập thói quen nhai bằng nướu hoặc răng sữa.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé:

*

*
Để có thể chuẩn bị thực đơn ăn dặm phù hợp với bé theo từng giai đoạn, mẹ không chỉ phải thiết kế thực đơn sao cho cân bằng giữa các nhóm chất, thường xuyên thay đổi món ăn còn cần đặc biệt chú ý lựa chọn thực phẩm và khẩu phần ăn phù hợp với sự phát triển thể chất của bé từ 6 đến 12 tháng tuổi. Dù không hề dễ dàng nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, vì đã có Bột ăn dặm Ri
Dielac Gold
luôn đồng hành cùng mẹ và bé trong suốt hành trình ăn dặm.

Được nghiên cứu bởi các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm tienthanh.edu.vn, bột ăn dặm Ri
Dielac Gold cân đối dinh dưỡng cho bé, bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM giúp bé dễ tiêu hóa; Lysin cùng 21 Vitamin và khoáng chất giúp bé ăn ngon miệng và phát triển thể chất khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sự đa dạng hương vị từ Ri
Dielac Gold như: Gạo Sữa, Gạo Trái Cây, Yến Mạch Gà Đậu Hà Lan, Lươn Cà Rốt Đậu Xanh, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Heo Bó Xôi,… giúp việc lên thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn thật dễ dàng.

BB-12TM là thương hiệu của Chr. Hansen A/S. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng tienthanh.edu.vn


Có nên sử dụng bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi?
Bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi nào tốt?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.