Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh, Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc" /> Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh, Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc" />

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Tam Bảo Sắc Nở Đều, Đẹp, Hoàng Thảo Tam Bảo Sắc

View&noscript=1" alt="*">

*

Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.

Bạn đang xem: Cách trồng và chăm sóc hoa lan tam bảo sắc nở đều, đẹp

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo tam bảo sắc
Tên Latin: Dendrobium devonianum
ĐỒng danh: Dendrobium devonianum Paxt. 1840.Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 35 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, lóng dài 2,5 - 3 cm. Lá hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 5 - 7 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 4 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 0,4 - 0,5 cm. Hoa có đường kính 3 - 6,4 cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2 - 2,2 cm, rộng 0,7 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình bầu dục, dài 2,8 - 3 cm, rộng 1,2 - 1,4 cm, đỉnh nhọn, mép có lông dài. Môi hình gần tròn, dài 2,4 - 2,6 cm, màu trắng hoặc vàng lục nhạt với đỉnh màu tía, ở giữa có 2 đốm lớn màu vàng; môi hình gần tròn, đỉnh nhọn, mép có diềm tua dài phân nhánh, bề mặt phủ lông. Lá đài, cánh hoa màu trắng có đỉnh màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,4 cm; tuyến mật hình tròn; răng cột tròn ở đỉnh. Nắp hình mũ, phủ nhú mịn ở mặt bên.Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4 - 7. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 600 - 1600 m.Phân bố:Trong nước: Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt).Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.Giá trị: Dùng chữa sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng ngà với chót hường hay tía, môi rìa đẹp chót hường có 2 bớt màu vàng gần gốc.Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để bán, chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.Phân hạng: EN A1d, B1+2b,c.Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 430.

Thông tin khác

Tên gọi: Lan hoàng thảo tam bảo sắc, Ý thảo ba màu, Hoàng thảo mỹ dung

Mô tả:Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.

Thân thòng, Hoa màu trắng, hơi hồng, rìa cánh hoa và môi có nhiều tua ria, chốp cánh và chốp môi màu tím, trong họng môi có 02 vết màu vàng, gốc đáy môi có màu tím. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3.Sưu tầmPhân bố:Cây mọc chủ yếu ở vùng núi cao: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), Gia Lai, Kontum...và loài này còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc...

Cách trồng:

Hoa lan tam bảo sắc sống khá dễ, cần giữ nhưng thoáng gốc, tránh nước nhiều.

Tên tiếng việt: Hoàng Thảo Phương Dung, thạch hộc môi răng, Tam bảo sắc
Tên Khoa học: Dendrobium devonianum
Họ: Orchidaceae
Chi: Dendrobium
Mô Tả: Phong lan, thân mảnh buông rũ dài 60-80 cm. Hoa to 7-8 cm, mọc ở các đốt gần ngọn cây đã trụi lá, thơm và lâu tàn, nở vào cuối Đông và mùa Xuân.Phân Bố: Thực vật được tìm thấy đang phát triển trong rừng ở dãy Himalaya Trung Quốc, Assam, dãy núi phía đông Hy Mã Lạp Sơn, Bhutan, Myanamar, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam ở độ cao 500 đến 2000 mét. Ở Việt Nam được tìm thấy ở : Lai Châu, Sơn La, Tây Nguyên.Chăm Sóc: Cây mọc ở nhiệt độ ấm áp với lượng ánh sáng trung bình. Giữ cây ẩm ướt và bón phân trong suốt mùa mọc. Trong mùa đông giảm tưới nước cho đến khi những chồi mới xuất hiện.

Hoa lan hoàng thảo tam bảo sắc được thu hút từ màu sắc hoa đến mùi hương dịu nhẹ, không khiến ít người ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của loại lan này. Với đặc tính dễ trồng và chăm sóc, hoa hoàng thảo tam bảo sắc ngày càng được nhiều người chú ý đến. Vậy sự thật về hoàng thảo tam bảo sắc là như thế nào, cách trồng và chăm sóc cụ thể ra sao? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này ngay sau đây nhé.


Mục lục

4/ Chuẩn bị trồng hoàng thảo tam bảo sắc5/ Cách trồng hoàng thảo tam bảo sắc6/ Cách chăm sóc hoàng thảo tam bảo sắc7/ Cách kích hoàng thảo tam bảo sắc ra hoa

1/ Nguồn gốc, phân bố hoàng thảo tam bảo sắc

Hoàng tam bảo sắc có tên khoa học là Dendrobium devonianum, là loài sống phụ sinh trên những cây gỗ lớn trên độ cao 500 – 2000 m so với mực nước biển. Chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Á như dãy Hy Mã Lạp Sơn, Bhutan, Myanmar, Thái Lan, Lào…. Tại Việt Nam, lan hoàng thảo tam bảo sắc mọc tự nhiên trong những cánh rừng thuộc khu vực miền Bắc và miền Nam Trung Bộ. Với sự săn đón của nhiều người sành chơi lan, loài hoa này đã được phân bố rộng khắp cả nước.

*

2/ Đặc điểm nhận dạng hoàng thảo tam bảo sắc

Lan hoàng tam bảo sắc được nhiều người chú ý đến không những vì sự cuốn hút bởi màu sắc đẹp, hương thơm dịu nhẹ, mà chúng còn được biết đến như một bài thuốc chữa sốt hữu hiệu. Đây là một loại lan có kích thước trung bình, chiều dài thân từ 30 – 35cm, lá có bẹ ôm sát thân cây, chiều dài lá từ 5 – 7cm, rộng 0,8 – 1,2cm, đầu lá tròn. Hoa tam bảo sắc gồm 2 hoa mọc trên mỗi đốt tạo thành một chùm dài rủ xuống kích thước 25 – 35cm. Màu sắc tạo nên bông hoa là sự kết hợp hoàn hảo của ba màu trắng, vàng và tím, chính vì lẽ đó mà nó có tên gọi tam bảo sắc. Cánh hoa có màu trắng và điểm tím ở đầu cánh, lưỡi màu tím mắt vàng, có lông phủ trên cánh hoa và môi.

3/ Hoàng thảo tam bảo sắc ra hoa vào tháng mấy?

Thời gian nở hoa của hoàng thảo tam bảo sắc là vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân, sau khi trải qua một mùa rụng lá và nghỉ ngơi. Dựa vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc khác nhau của từng vùng mà lan hoàng thảo tam bảo sắc có thể nở nhanh hay chậm. Mỗi cành hoa có từ 12 – 18 bông hoa. thời gian chơi hoa chỉ kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày kể cả vùng nóng lẫn vùng lạnh.

4/ Chuẩn bị trồng hoàng thảo tam bảo sắc

4.1 Giá thể trồng

Cây hoàng thảo tam bảo sắc ưa điều kiện ấm, mát mẻ, nhưng cần độ thông thoáng nhất định. Đối với loại lan này đều có thể trồng chậu hoặc ghép bảng đều được, tuy nhiên ghép bảng là biện pháp được khuyến cáo nhiều nhất, vì môi trường thích hợp cho cây phát triển hơn. Có thể ghép lan trên các loại gỗ như gỗ thông, dớn bảng,… hoặc trồng chậu với các loại giá thể có kích thước lớn như vỏ thông, than củi,…có bổ sung thêm rêu hoặc xơ dừa để giữ ẩm tốt.

Lưu ý: Trước khi tiến hành ghép hay trồng cây đền phải xử lý sạch giá thể bằng nước vôi trong, nhằm làm sạch và khử trùng nguồn nấm bệnh có trên giá thể.

Xem thêm: Vếu đẹp nhất thế giới - ngực to có phải ngực đẹp không

4.2 Cách chọn giống trồng

Cách chọn giống lan hoàng thảo tam bảo sắc có thể mua từ các cửa hàng bán cây giống uy tín, chọn mua cây con hoặc cây đã trưởng thành đều được. Cây phải sinh trưởng khỏe mạnh, giò lan nhìn phải sung, sạch sâu bệnh. Một số người chơi lan thường tìm mua những cây lan rừng chưa thuần hóa, đây là những cây mọc ngoài tự nhiên, cây sinh trưởng rất khỏe do sống trong môi trường thuận lợi cũng như nguồn dinh dưỡng sẵn có. Khi chọn lan tam bảo sắc rừng làm giống cần chú ý điều kiện tại vùng trồng có phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây hay không.

*
Hoa lan hoàng thảo tam bảo sắc nở hoa

5/ Cách trồng hoàng thảo tam bảo sắc

5.1 Cách tách cây ra giá thể mới

Đối với lan đem từ rừng về phải cắt bỏ hết những rễ hỏng, bôi keo liền sẹo ngay vào các vết thương hở, tránh sự tiếp xúc lâu ngoài môi trường tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công. Sau đó ngâm thuốc phòng bệnh bằng Physan 20SL và treo lên 2 – 3 ngày sau mới tiến hành ghép.

Đối với cây mua từ cửa hàng: Tưới nước thật nhiều vào giò lan trước khi tiến hành tháo bỏ cây ra khỏi chậu, việc này đảm bảo không làm đứt rễ cũng như gây tổn thương cho cây. Sau đó tách từng rễ ra và cắt bỏ các rễ khô, rễ già, chuẩn bị trồng sang giá thể mới.

5.2 Trồng và ghép cây hoàng thảo tam bảo sắc

Cách trồng lan hoàng tam sắc cũng thực hiện tương tự như những loại lan khác. Nếu ghép vào gỗ bảng nên quay mầm mắt hướng ra ngoài để cây phát triển thuận lợi. Cố định phần gốc thật chắc bằng dây thít hoặc dây cao su, dây thép bọc nhựa, không để cây bị lung lay khi ra rễ mới. Đối với việc trồng chậu, giá thể sau khi được xử lý tiến hành rải vào chậu theo từng lớp, than củi lớn đặt vào trước, sau đó là vỏ thông, xơ dừa… Đặt cây vào giữa chậu và cố định cây bằng dây vào dây treo, sau đó đặt cây vào vị trí thoáng gió rồi chăm chăm sóc cây.

Phương pháp trồng chậu không được sử dụng phổ biến trên loại cây này, vì chúng ưa nắng và thông thoáng, ghép lên gỗ cây sẽ phát triển đều hơn.

*

6/ Cách chăm sóc hoàng thảo tam bảo sắc

6.1 Ánh sáng

Hoa lan hoàng thảo tam bảo sắc cần lượng ánh sáng từ 32000 đến 40000 lux, nếu thấp hơn cây sẽ không ra hoa. Yêu cầu ánh sáng hàng ngày ở 20 – 50% tùy theo giai đoạn phát triển của cây.

6.2 Nhiệt độ và độ ẩm

Cây yêu cầu nhiệt độ trung bình ở khoảng 25 – 28 độ C là tốt nhất, nhiệt độ bạn đêm dao động từ 19 – 20 độ C. Vào pha nghỉ của cây, nhiệt độ phải không được vượt quá 20 độ C.

Về độ ẩm, cây trồng trong chậu cần độ ẩm từ 55 – 60%, trong khi trồng vào khúc gỗ, bộ rễ được thông thoáng hơn, yêu cầu độ ẩm từ 70%.

6.3 Nước

Cây cần nước suốt mùa sinh trưởng, lượng nước thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Mùa hè nắng nóng, cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tăng cường tưới nước nếu quan sát giá thể bị khô. Cây trồng chậu cần lượng nước tưới ít hơn trồng trên gỗ. Giai đoạn cây rụng lá vào cuối thu, đầu đông, lượng nước cần cho cây ít lại và cắt dần nước tưới cho cây ngâm nụ, hoa nở sẽ đều hơn.

6.4 Bón phân

Phân bón là yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, thông thường chỉ nên tập trung phân bón trong quá trình cây sinh trưởng về thân lá. Có thể sử dụng các loại phân bón vô cơ chuyên dụng cho lan, pha loãng với tỉ lệ 1 muỗng cà phê phân : 4 lít nước khuấy đều và phun lên giá thể trồng lan., Còn nếu sử dụng phân hữu cơ, bạn hãy đựng phân vào một túi lưới, treo ngay gốc cây và tưới nước thường xuyên, phân sẽ phân giải một cách từ từ, ngấm sâu vào rễ cây, cây hấp thụ tối đa, người trồng cũng tiết kiệm được công chăm sóc.

6.5 Phòng trừ sâu bệnh

Mặc dù chăm sóc tốt nhưng nếu không phòng bệnh, cây vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh cao. Điều chỉnh lượng nước tưới vừa đủ cho yêu cầu sinh trưởng của cây, hạn chế tưới nhiều làm cây bị thối gốc. Định kỳ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 20 ngày/ 1 lần bằng các loại thuốc trên thị trường như dầu neem hay Topsil,… Tỷ lệ pha 1 muỗng cà phê với 4 lít nước phun đều lên cây.

*

7/ Cách kích hoàng thảo tam bảo sắc ra hoa

7.1 Điều kiện ra hoa

Để cây lan hoàng thảo tam bảo sắc ra hoa, cây cần trải qua thời kỳ rụng lá, nhiệt độ thấp không vượt quá 20 độ C, các yêu cần về độ ẩm, ánh sáng, độ lưu thông gió phải được đảm bảo. Đặc biệt mùa đông ánh sáng không đủ phải đưa cây ra vị trí thoáng gió hơn và có nhiều ánh sáng giúp cây phát triển để hoa nở rộ vào năm sau.

7.2 Cách kích cây ra hoa

Tại những vùng có khí hậu không thuận lợi cho sự phát triển của lan, cần kích thích cho cây ra hoa đúng cách. Cây phải đảm bảo đủ số giờ chiếu sáng, nếu thiếu nắng hãy đưa cây ra vị trí có nhiều ánh sáng hơn. Nhiệt độ cho cây thời kỳ rụng lá dao động từ 18 – 19 độ C, một số nơi tăng cường nhiệt độ cho cây nếu gặp thời tiết quá lạnh hoặc điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống thấp đối với vùng nóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.