Cập Nhật Ngay Xu Hướng Thay Đổi Cơ Cấu Nghề Ở Việt Nam, Nghề Hot Hiện Nay Và Xu Hướng Thị Trường Lao Động

Theo báo cáo xu hướng việc làm do Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ LĐ-TB-XH) công bố trong năm nay, cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đã có những thay đổi nghề nghiệp trong thời gian gần đây.

Bạn đang xem: Xu hướng thay đổi cơ cấu nghề ở việt nam

 Tài chính, ngân hàng sẽ cần chất hơn lượng

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Navigo Search – chuyên tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cho rằng công tác dự báo và đào tạo hiện nay không có sự gắn kết chặt chẽ. Công tác dự báo thường là các báo cáo đi sau nên dẫn tới tình trạng thừa vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.

Có thể thấy rõ nhất trong các nhóm ngành kinh tế: tài chính, ngân hàng, chứng khoán. “Người Việt
Nam thường có xu hướng thích chạy theo đám đông. Những năm trước, ai cũng nghĩ phải cho con cái theo học ngành đó. Kết quả, sau một thời gian phát triển nóng, gần đây có hiện tượng cắt giảm, tái cơ cấu lại lao động. Trong khi đó, có những doanh nghiệp sản xuất tìm mỏi mắt không ra kỹ sư, công nhân lành nghề. Rõ ràng ở Việt Nam công tác dự báo yếu kém, dẫn tới sự định hướng lệch trong lựa chọn ngành nghề”, bà Vân Anh nói.

Về xu hướng các ngành kinh tế, bà Vân Anh nhận định, tài chính, ngân hàng đang trong giai đoạn bão hòa. Nhưng về dài hạn, đây vẫn là ngành rất quan trọng và là xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển nóng về lượng, trong ngắn hạn 2015 sẽ phát triển về chất. Sẽ không có tuyển dụng ồ ạt như thời gian vừa qua, không phải thích học ngân hàng, có bằng ngân hàng sẽ làm việc trong ngành ngân hàng. Phải là người có khả năng, kỹ năng làm bài bản, sở trường thiên hướng làm ngân hàng mới có cơ hội trụ lại ở ngành này. Những ai không có chất sẽ bị đào thải.

 Ngành sản xuất và tiêu dùng phát triển bền vững

Về xu hướng ngành nghề dài hạn, phát triển bền vững vẫn phải là ngành sản xuất và tiêu dùng. Bà Vân Anh khẳng định: “Đây là những ngành phát triển bền vững không nóng, không nhanh như tài chính ngân hàng, nhưng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất, cộng với dân số Việt Nam trẻ nên thị trường tiêu thụ rất lớn. Chưa nói Việt
Nam là nước sản xuất và xuất khẩu ngành hàng này ra nước ngoài”. Bà phân tích tiếp: “Khi nói đến sản xuất tiêu dùng, đương nhiên họ cần người có tay nghề, những thợ kỹ thuật lành nghề. Thay vì học đại học với những ngành phát triển “nóng” như: tài chính, kế toán; các bạn trẻ hãy suy nghĩ xem mình phù hợp với hướng phát triển nào. Học nghề cũng tốt, nếu mai sau ai đó trở thành thợ lành nghề sẽ được trọng dụng”.

Bên cạnh đó, bà Vân Anh dự báo du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển thành ngành công nghiệp không khói. Nhân sự trong ngành dịch vụ vẫn chưa được đào tạo bài bản.

Ngoài ra, theo xu hướng chung của thế giới, công nghệ của tương lai phát triển năng lượng sạch, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, năng lượng nguyên tử, vũ trụ… Đây là những ngành Việt
Nam cũng có thế mạnh phát triển và phát triển dài hơi.

 Công nghệ, kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng nhu cầu cao

Theo dự báo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, nhu cầu nhân lực tại TP.HCM mỗi năm cần khoảng 265.000 lao động. Nhưng tại địa bàn này, tổng số sinh viên các trường ĐH-CĐ tốt nghiệp ra trường hằng năm từ 55.000-60.000 người, trong đó các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40%, quản lý – nghiệp vụ chiếm 60% tổng số ngành nghề được đào tạo.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, các ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao thuộc khối ngành công nghệ, kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng. Điển hình như: dệt may – giày da chiếm 35%; xây dựng – kiến trúc chiếm 11%; công nghệ thông tin – điện tử – viễn thông chiếm 11%… Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng đào tạo các khối ngành này hiện tại thấp hơn nhiều so với nhu cầu.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, cho biết: “Khối ngành kiến trúc tại TP.HCM chỉ có một số trường đào tạo, như ĐH: Kiến trúc, Bách khoa, Văn Lang, Quốc tế Hồng Bàng… với tổng chỉ tiêu đào tạo khoảng 300 sinh viên/năm. Còn ngành xây dựng gồm 12 trường ĐH – CĐ ngoài công lập và các trường ĐH: Giao thông vận tải TP.HCM, Giao thông vận tải (CS2), Bách khoa, Tôn Đức Thắng, Sư phạm kỹ thuật… thì mỗi năm đào tạo được khoảng 2.000 người”.

Riêng khối ngành dệt may, giày da tại TP.HCM có các trường đào tạo như ĐH: Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp, CĐ Công thương, CĐ Kinh tế – kỹ thuật Vinatex với tổng chỉ tiêu khoảng 800. Khối ngành công nghệ thông tin – điện tử – viễn thông của các trường tại TP.HCM hằng năm được khoảng 8.000 người.

 Nhu cầu nhiều ngành nghề thay đổi

Từ năm 2011, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bắt đầu có chiều hướng giảm. Từ 23 triệu lao động xuống còn 22,5 triệu vào năm 2015 và sẽ ở mức 21,1 triệu vào năm 2020.

Xem thêm:

Những ngành hiện đang có tỷ lệ việc làm rất cao nhưng tới năm 2015 sẽ có xu hướng giảm, gồm: khai khoáng, công nghiệp chế biến – chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí đốt, cung cấp nước, xây dựng, vận tải và kho bãi, khách sạn, nhà hàng, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật và vui chơi giải trí. Trong đó, ngành có tỷ lệ giảm cao nhất là khai khoáng từ 10,6% năm 2011 xuống còn 9,6% năm 2015.

Các ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ… Tiếp đến là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; khoa học công nghệ; làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác… Tuy nhiên, về dài hạn, những ngành này lại giảm mạnh, khoảng 50% việc làm vào năm 2020. Trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng gấp đôi số việc làm từ 1,2% lên 2,3%.

Nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm luôn là yêu cầu quan trọng và bức thiết. Giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là vấn đề việc làm. Hãy cùng xem 5 xu hướng nghề nghiệp năm 2020 để có nhiều cơ hội việc làm hơn tronng thâp kỷ mới. 

1. Ngành Công nghệ thông tin:

Nhiều bạn sinh viên lựa chọn học tập ngành Khoa học máy tính (Computer Science) và Công nghệ thông tin (Information Technology) với mong muốn được làm việc trong ngành công nghệ sau khi ra trường. Đây được coi là công việc sáng tạo khó khăn bậc nhất. Công việc yêu cần sự kiên trì và sáng tạo không ngừng. Nếu theo ngành học này bạn sẽ có nhiều đất dụng võ về ý tưởng và năng lực. Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

2. Ngành Kiến trúc – Xây dựng:

Ngày nay, Kiến trúc sư được coi là những người có thu nhập cao trong xã hội và dễ dàng đứng ở vị trí “chọn việc” với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu bạn cho rằng học ngành Kiến trúc – Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ phải “dầm mưa dãi nắng” ngoài công trường, ít được xã hội kính trọng thì chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi đọc bài viết dưới đây.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn tăng trưởng ở châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn ở nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư cũng tăng lên. Bên cạnh đó, thành công sẽ đến nhanh chóng nếu bạn có những ý tưởng sáng tạo độc đáo, bản lĩnh trong việc khẳng định phong cách thiết kế hoặc có bề dày kinh nghiệm được tích lũy theo năm tháng.

3. Ngành Y tế – Dược:

Nhìn thực tế thì sức khỏe con người ngày nay đáng báo động, từ thực phẩm đến môi trường sống đều bị tác động bởi các chất động hại, ô nhiễm từ các nhà máy công nghiệp, khói bụi xe cộ. Các căn bệnh lạ xuất hiện càng nhiều, và khi bị đau ốm phải cần đến thuốc, cách chữa trị… Cho nên bất cứ nơi đâu từ thành thị đến nông thôn, trường học, công ty, nhà máy cũng cần đến dược sĩ, y tá, bác sĩ để chuẩn đoán bệnh tật chữa trị kịp thời.

*

Có thể nói hiện tại nhân lực y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao không đủ đáp ứng dẫn đến tình trạng quá tải tại các cở sở y tế. Bởi để đậu vào đại học Y, người học phải giỏi kiến thức chuyên môn, sự tận tâm với nghề, cố gắng không ngừng. Vì thế nhu cầu tuyển dụng của ngành y vẫn luôn tăng cao trong khi các khối ngành khác đã ở mức bão hoà. Mức lương của ngành Y cũng rất cao, ngoài công tác tại cơ quan chuyên môn thì có rất nhiều y – bác sĩ thành lập phòng khám tư có thu nhập rất hấp dẫn. Nếu năng lực của bạn giỏi, yêu thích, tận tâm với nghề Y thì có thể điền vào tờ nguyện vọng thi Đại học, cố gắng ôn luyện để có tấm vé vào ngành này nhé.

4. Ngành Marketing:

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động marketing. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Một doanh nghiệp có được một đội ngũ marketing chuyên nghiệp là điều hết sức cần thiết. Với xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng, marketing chính là một xu hướng nghề nghiệp năm 2020. Một doanh nghiệp có được một đội ngũ marketing chuyên nghiệp là điều hết sức cần thiết. Với xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng, marketing chính là một xu hướng nghề nghiệp năm 2020.

*

Marketing ngày nay là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, cấp quản lý thì trên 1000 USD/tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào.

5. Ngành Du lịch:

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Tốc độ phát triển của ngành du lịch thời gian gần đây kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Những con số về lượng khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm qua không chỉ là tín hiệu vui cho nền “công nghiệp không khói” này mà đằng sau đó còn là một mối lo lớn, bởi nguồn lực của ngành đang rơi vào tình trạng không chỉ thiếu mà còn rất yếu… Bên cạnh đó, theo thống kê được đăng tải trên The Richest, Du lịch nói chung là 1 trong 11 nghề mang đến thu nhập “khủng”, đảm bảo tương lai sung túc cho người học.

*

Ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành nghề này, bởi nó cung cấp cho bạn một môi trường làm việc mới, vui vẻ và đầy thách thức, nhiều bạn trẻ được thỏa mãn ước mơ đi được nhiều nước trên thế giới và được tiếp xúc với nhiều người và nhiều nền văn hóa khác nhau. Và còn nhiều lý do khác, thực tế hơn để chọn nghề này là vì việc làm trong ngành này đang phát triển mang đến cơ hội tốt để thăng tiến trong sự nghiệp cho tương lai. Không giống như nhiều ngành khác đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm làm việc ngay cả đối với các vị trí thấp, ngành khách sạn cung cấp nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho các cá nhân kể cả khi bạn thiếu kinh nghiệm. Bởi vì nó thường coi trọng trách nhiệm làm việc hơn, sự cống hiến cho chất lượng dịch vụ và ngành khách sạn đang tràn ngập cơ hội cho sinh viên mới tốt nghiệp. 

*

Xu hướng các ngành là vậy, tuy nhiên để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình, phát huy tối đa lợi thế của bản thân lại là một câu chuyện khác. Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào bạn có thể bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Hiện nay, bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn…, các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Bởi theo tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard – đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cấu trúc của trí tuệ”), ứng với mỗi cá nhân sẽ có “các năng lực trí tuệ” vượt trội so với các năng lực trí tuệ còn lại. Do đó, ứng với mỗi trí tuệ vượt trội đó thì mỗi cá nhân có khả năng vượt trội về một loại nghề nghiệp hay một khả năng đặc biệt của bản thân.

Hãy cùng khám phá xem năng lực trí tuệ vượt trội của bạn là gì? và phù hợp với ngành nghề nào? Tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.